Cơ cấu vốn là gì? Ý nghĩa và vai trò của cơ cấu vốn

    Phân tích cơ cấu vốn doanh nghiệp và cơ cấu vốn đầu tư


    Ngày 07/12/2022 - 20h29

    Trong tài chính, cơ cấu vốn là một thuật ngữ chỉ tỷ trọng các loại vốn của một công ty. Cơ cấu vốn đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy cơ cấu vốn là gì? Có ý nghĩa như nào? Trong bài viết này, hãy cùng Aura Capital tìm hiểu thông tin cơ bản về thuật ngữ “cơ cấu vốn”, và phân tích cơ cấu vốn doanh nghiệp và cơ cấu vốn đầu tư.

     

    1. Cơ cấu vốn là gì? 

    Cơ cấu vốn (Tiếng Anh là: Capital Structure) là một khái niệm quen thuộc dùng để chỉ tỷ trọng của các loại vốn (hay còn được gọi là “nguồn vốn”) của một công ty, doanh nghiệp bất kì. Ví dụ, một Công ty Cổ phần thường có các loại nguồn vốn cố định là vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn vay dài hạn hoặc vốn trái khoán. 

    Hiểu đơn giản, cơ cấu vốn cho thấy được tỷ trọng của các loại vốn khác nhau trong tổng số vốn sử dụng của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ được cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp quyết định tỷ lệ vốn vay và vốn sở hữu của công ty đó.

     

    1. Cơ cấu vốn là gì? 


    Khái niệm cơ cấu nguồn vốn 

     

    Từ định nghĩa trên, có thể hiểu cơ cấu vốn của doanh nghiệp là tỷ trọng mang tính tương đối của vốn vay và vốn chủ sở hữu, trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp đó huy động được, để sử dụng vào các hoạt động kinh doanh.

     

    2. Ý nghĩa của cơ cấu vốn

    2.1. Vai trò của cơ cấu nguồn vốn

    Cơ cấu nguồn vốn đóng vai trò quan trọng, giúp tối đa hóa giá trị công ty hay doanh nghiệp đó. Cụ thể hơn, khi vốn vay và vốn sở hữu của công ty đều có mặt ở bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc vốn. 

    Ví dụ, nếu một công ty sử dụng nhiều vốn vay hơn so với vốn sở hữu vào các hoạt động và sản xuất thì sẽ tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển và tái cấp vốn tích cực hơn. Điều này sẽ giúp công ty quản lý tối ưu được vốn vay nợ và vốn sở hữu, tối ưu hóa được cơ cấu vốn, từ đó nâng cao giá trị của công ty.

     

    2.2. Ý nghĩa của cơ cấu vốn

    Cơ cấu vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với vấn đề tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là: 

    • Cơ cấu nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp đó.
    • Cơ cấu vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

     

    3. Cơ cấu vốn đầu tư là gì?

    Cơ cấu nguồn vốn đầu tư hay còn được biết tới là cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn - đây là thuật ngữ chỉ quan hệ tỷ lệ của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp hoặc của xã hội.

    Hiện nay, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển của nhà nước.

     

    4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp và nguồn vốn đầu tư hiện nay

    4.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

    Khi xem xét cơ cấu vốn của doanh nghiệp, mối tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để xét về cơ cấu vốn doanh nghiệp, cần phải xét 3 tiêu chí chính sau:

    • Hệ số nợ/hệ số vay: phản ánh tổng số nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 

    Công thức tính: Hệ số nợ = Tổng nợ : Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

    • Hệ số vốn chủ sở hữu: cho thấy phần trăm vốn của chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn doanh nghiệp.

    Công thức tính: Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu : Tổng vốn (hoặc Tổng tài sản)

    • Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu: có công thức tính là:

    Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ : Nguồn vốn của chủ sở hữu

    Phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp

    Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

     

    4.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn đầu tư

    Nếu như cấu trúc vốn doanh nghiệp được phân tích dựa trên 3 hệ số chính thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư lại được phân tích trên các nhóm nguồn sau: 

    • Nguồn vốn trong nước: bao gồm Nguồn vốn nhà nước (VD: vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng của Nhà nước,..), nguồn vốn tư nhân, thị trường vốn…
    • Nguồn vốn từ nước ngoài: bao gồm ODF - Tài trợ phát triển chính thức, tín dụng từ ngân hàng thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế…

    Phân tích cơ cấu vốn là một bài toán khó với các doanh nghiệp SME và Startup bởi đội ngũ kế toán thường ít có kinh nghiệm và chưa có chuyên môn sâu trong lĩnh vực này. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, Aura Capital luôn là đơn vị tin cậy giúp bạn giải bài toán khó này. Phân tích cơ cấu vốn doanh nghiệp và cơ cấu vốn đầu tư giúp đánh giá được tình hình của doanh nghiệp để có thể lên kế hoạch phát triển dài hạn hơn trong tương lai.