Trái phiếu là gì? Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam

    Trái phiếu là gì? Điều kiện phát hành trái phiếu


    Ngày 07/12/2022 - 21h08

    Trái phiếu là một thuật ngữ không mấy xa lạ với các nhà đầu tư chứng khoán. Đầu tư trái phiếu được cho là một hình thức đầu tư an toàn và ít rủi ro hơn so với đầu tư cổ phiếu. Vậy trái phiếu là gì? Vì sao lại nói trái phiếu ít rủi ro hơn cổ phiếu? Có bao nhiêu loại trái phiếu trên thị trường và cách thức phân loại ra sao? Doanh nghiệp làm thế nào để có thể phát hành trái phiếu? Hãy cùng Aura Capital tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

    1. Trái phiếu là gì? 

    Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 1 năm trở lên dùng để gọi vốn, trong đó quy định nhà phát hành chứng khoán (bên đi vay) phải trả cho nhà đầu tư (bên cho vay) một khoản tiền với lãi suất cố định trong một khoảng thời gian xác định. Nhà phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản vay cho nhà đầu tư khi đến thời gian đáo hạn của trái phiếu.

    trái phiếu là gì?

    Trái phiếu là loại hình chứng khoán mà bên phát hành phải trả cho nhà đầu tư một khoản lãi suất cố định 

     

    Thu nhập của nhà đầu tư chính là khoảng lợi tức họ được trả cố định thường kỳ, nói một cách đơn giản là tiền lãi, và khoản lợi tức này không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.

    Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy nếu công ty phá sản hoặc giải thể, những người nắm giữ trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông công ty (những người giữ cổ phiếu). Tuy nhiên, những người sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia vào các hoạt động kinh doanh của công ty như cổ đông. Và vì thế, những nhà đầu tư sở hữu trái phiếu không có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

     

    2. Các loại trái phiếu phổ biến

    Trái phiếu được phân loại theo nhiều đặc điểm khác nhau:

    Phân loại theo chủ thể phát hành:

    - Trái phiếu ngân hàng: Là loại trái phiếu mà chủ thể phát hành là các tổ chức tài chính, ngân hàng với mục đích huy động vốn lớn trong thời gian ngắn. Trái phiếu ngân hàng là nguồn đầu tư an toàn, ít rủi ro cho nhà đầu tư như hình thức gửi tiết kiệm thông thường nhưng với lãi suất cao hơn.
    - Trái phiếu chính phủ: Là loại trái phiếu được phát hành bởi chính phủ với mục đích tăng thêm nguồn chi tiêu. Vì chủ thể phát hành là chính phủ nên loại trái phiếu này được xem là an toàn và ít rủi ro nhất.
    - Trái phiếu doanh nghiệp: Là loại trái phiếu được các doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích huy động nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là hình thức trái phiếu phổ biến và đa dạng nhất.

    Các loại trái phiếu phổ biến

    Trái phiếu được phân loại theo nhiều đặc điểm khác nhau

     

    Phân loại theo tính chất trái phiếu: 

    - Trái phiếu chuyển đổi: Được phát hành bởi các công ty cổ phần và cho phép chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thông thường của doanh nghiệp, tuân theo các điều kiện trong phương án phát hành.
    - Trái phiếu thu hồi: Tổ chức phát hành trái phiếu được phép mua lại một phần hoặc toàn bộ trái phiếu mà họ đã chào bán trước ngày đáo hạn.


    Phân loại theo mức đảm bảo thanh toán: 

    - Trái phiếu đảm bảo: Tổ chức phát hành sử dụng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho phát hành. Nếu tổ chức phát hành không còn khả năng thanh toán lợi tức trái phiếu cho nhà đầu tư, tài sản đảm bảo sẽ được tịch thu và mang bán để trả nợ cho các nhà đầu tư. Tài sản đảm bảo cho trái phiếu có thể là tài sản cầm cố.
    - Trái phiếu cầm cố: Tổ chức phát hành cầm cố các tài sản như bất động sản để đảm bảo các giao dịch thanh toán cho nhà đầu tư trái phiếu. Tài sản cầm cố phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị trái phiếu được phát hành.
    - Trái phiếu đảm bảo bằng chứng khoán ký quỹ: Tổ chức phát hành ký quỹ chuyển nhượng số chứng khoán họ đang sở hữu để làm tài sản đảm bảo.
    - Trái phiếu không đảm bảo: Tổ chức phát hành không cần phải có tài sản đảm bảo cho trái phiếu, mà sẽ đảm bảo nhờ vào uy tín của mình.


    Ngoài ra, còn một số cách phân loại trái phiếu khác:

    - Phân loại theo lợi tức trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi, trái phiếu có lãi suất bằng không.
    - Phân loại theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.

    3. Điều kiện phát hành trái phiếu

    - Doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm chào bán trái phiếu ít nhất 30 tỷ theo theo giá trị trên sổ kế toán;
    - Hoạt động kinh doanh ở năm trước năm chào bán phải có lãi và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán, đồng thời cũng không có các khoản nợ phải trả quá hạn 1 năm;
    - Được Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành trái phiếu, sử dụng và trả nợ vốn từ đợt chào bán;
    - Có cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
    - Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành trái phiếu cũng là công ty chứng khoán;
    - Tổ chức phát hành không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án về một trong những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;
    - Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu được phát hành phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
    - Tổ chức phát hành cam kết và thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi phát hành trái phiếu.
    Để đáp ứng được đúng và đủ các điều kiện phát hành trái phiếu, đó là một quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian với nhiều loại giấy tờ thủ tục cũng như chứng minh năng lực doanh nghiệp. Vì thế, để có thể phát hành trái phiếu thành công, doanh nghiệp nhất định phải có sự tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia  từ các tổ chức có chuyên môn và kinh nghiệm. Đó cũng là một trong những điều kiện phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp cần đáp ứng.

    Aura Capital với đội ngũ chuyên gia uy tín và các khóa đào tạo, tư vấn chuyên sâu sẽ là một người bạn tin cậy đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình từ lúc lên ý tưởng gọi vốn đến khi phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO). Đào tạo và hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng nhóm sáng lập, xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý, cấu trúc doanh nghiệp, lộ trình tài chính và tính pháp lý. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể tiến hành gọi vốn thông qua việc phát hành trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác.