Co-founder: Hành trình tìm kiếm người bạn đồng hành hết lòng vì giấc mơ doanh nghiệp

    Co-founder: Hành trình tìm kiếm người bạn đồng hành hết lòng vì giấc mơ doanh nghiệp


    Ngày 23/02/2023 - 14h36

    Co-Founder là những người quan trọng, bởi họ vừa là nhà đầu tư vừa là nhà đồng sáng lập doanh nghiệp. Để tìm được những Co-Founder là điều không hề đơn giản. Vậy câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp cần tìm những Co-Founder này ở đâu?

    1. Nhóm đối tượng Co-Founder tiềm năng

    Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thường xuyên tiếp xúc với 5 nhóm đối tượng: khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, nhân viên và các nhà đầu tư. 

    Trong đó, có 3 nhóm chính sẽ dễ trở thành Co-Founder của doanh nghiệp nhất:

    • Khách hàng: Họ là những người hiểu giá trị của doanh nghiệp nhất. Họ từng sử dụng sản phẩm của công ty nên sẽ có niềm tin với tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.
    • Nhà cung cấp: Họ quan tâm đến việc có thêm nhiều lợi ích từ doanh nghiệp. Việc công ty lớn mạnh sẽ giúp họ mở rộng được hoạt động kinh doanh của họ.
    • Đối tác: Mục tiêu là hợp tác cùng thắng, nếu doanh nghiệp có một định hướng phát triển và hợp tác lâu dài, thì đôi bên sẽ cùng có lợi. Họ cũng sẽ sẵn sàng đầu tư.

    Doanh nghiệp chưa nên hướng tới hai nhóm còn lại. Vì:

    • Nhân viên: Thời điểm này có thể nhân viên chưa đủ phát triển để có thể tạo ra những sự hỗ trợ cho quá trình thành lập doanh nghiệp. Lí do thứ hai, nhân viên có thể không đủ tiền và đảm bảo thời gian nếu tập trung vào một dự án mới.
    • Nhà đầu tư: Giai đoạn đầu, những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể sẽ không lựa chọn doanh nghiệp vì thời điểm này là thời điểm rủi ro nhất. Và để thuyết phục được họ, doanh nghiệp cần phải mất nhiều thời gian để tạo niềm tin. Chính vì vậy, hãy tìm nhà đầu tư khi doanh nghiệp đã vận hành và có kết quả kinh doanh. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần biết mình ở đâu để lựa chọn cách kêu gọi nhà đầu tư hiệu quả nhất.

    Chủ tịch Aura Capital - Đậu Minh Nhật chia sẻ về tầm quan trọng của Co-Founder: “Tôi muốn chia sẻ với các bạn về lần đầu tiên thành lập công ty của mình. Tôi nghĩ rằng mình thật sự có một ý tưởng tuyệt vời và tôi chỉ muốn ngay lập tức làm mọi thứ tôi muốn.

    Chủ tịch Aura Capital - Đậu Minh Nhật

    Tôi thành lập công ty mà tôi gọi là công ty một thành viên làm mọi thứ. Tôi nghĩ rằng tôi có thể là mọi thứ. Tôi cũng chẳng muốn làm với ai khác bởi nhiều người họ nghĩ rằng ý tưởng của tôi viển vông. 

    Lại có người tôi phải mất công đi hướng dẫn và theo dõi, tôi tự mình làm còn tốt hơn. Và kết quả như bạn đã biết, công ty đó là thất bại đầu tiên của tôi.

    Bài học tôi nhận được là bạn sẽ luôn cần những người đồng hành để triển khai dự án và ý tưởng của mình. Và quan trọng hơn, đó chính là bạn cần tìm một Co-Founder với mình.”

    2. Kinh nghiệm startup dành cho các Co-Founder

    Khi tiến hành mở công ty startup, việc phân chia cổ phần, lợi ích hay nghĩa vụ đối với các Co-Founder là vấn đề quan trọng cần quan tâm.

    Sergey Brin và Larry Page là hai nhà đồng sáng lập của “ông lớn” Google

    Theo kinh nghiệm startup của nhiều Co-Founder, những con số sau đây được xem là hợp lý và đủ giúp một doanh nghiệp tồn tại lâu dài khi startup với nhiều nhà đồng sáng lập.

    • 10% cổ phần là con số nhỏ nhất mà các Co-Founder xứng đáng được hưởng
    • 4 là con số lớn nhất cho số lượng Co-Founder của một công ty startup. Nếu một công ty có từ 6 Co-Founder trở lên, bạn nên xem lại về vai trò của mỗi người và giảm tải con số này đi.
    • Mỗi Co-Founder nên được giao quyền trong vòng ít nhất 4 năm. Điều này sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nếu như có xung đột giữa các Co-Founder trong tương lai.
    • Đội ngũ sáng lập bao gồm người sáng lập và một vài người đồng sáng lập có những kỹ năng cần thiết bổ sung, hỗ trợ cho người sáng lập. Đây là nhóm lý tưởng để xây dựng nên một công ty hoạt động tốt.
    • Nên tìm các Co-Founder có cùng ý tưởng quan điểm kinh doanh để không gặp phải những tranh cãi, rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành và làm việc.

    Trên thực tế hiện nay, hình thức đồng sáng lập công ty doanh nghiệp khá phổ biến. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp trẻ startup. Với việc được điều hành và dẫn dắt bởi một đội ngũ lãnh đạo theo hình thức đồng hợp tác, doanh nghiệp có thể được đầu tư nhiều chất xám, phát triển lên quy mô lớn hơn trong thời gian ngắn.

    Và để thành công, doanh nghiệp phải sẵn sàng mở khóa giá trị của mình bằng IPO. Một khi IPO, doanh nghiệp/ tổ chức sẽ trở thành một phần trên sàn chứng khoán. Với khóa đào tạo “From idea to IPO”, Aura Capital sẽ giúp doanh nghiệp tiến xa hơn trên lộ trình IPO khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường.