Công ty niêm yết là gì và điều kiện trở thành công ty niêm yết từ A -Z

    360 độ về công ty niêm yết


    Ngày 07/12/2022 - 21h02


    Trở thành công ty niêm yết là một trong những hình thức phát triển cao nhất của doanh nghiệp. Nếu bạn đang là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc đang có dự định thành lập công ty thì đây là thuật ngữ bạn cần phải nắm vững. Vậy công ty niêm yết là gì? Công ty niêm yết có những lợi thế gì? Trong bài viết này, hãy cùng Aura Capital tìm hiểu thông tin 360 độ về công ty niêm yết.

     

    1. Công ty niêm yết là gì?


    Công ty niêm yết là thuật ngữ chỉ các công ty công cộng mà sau khi đăng ký niêm yết, cổ phiếu của các công ty này sẽ được mua bán công khai trên sàn giao dịch chứng khoán. 

    Công ty niêm yết là gì?

     

    Khái niệm về công ty niêm yết 

    Công ty niêm yết phải công khai các thông tin về cổ phiếu, nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán và phải chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền. Nhờ sự minh bạch mà các công ty niêm yết sẽ dễ thu hút vốn đầu tư từ trong nước và ngoài nước hơn các công ty chưa niêm yết.

     

    2. Các điều kiện để trở thành công ty niêm yết

    Các điều kiện để trở thành công ty niêm yết

    Các điều kiện để trở thành công ty niêm yết 

     

    Trong Luật chứng khoán được ban hành năm 2019, tại Khoản 1 Điều 15, Quốc hội có quy định về các điều kiện để trở thành công ty niêm yết như sau:

    •  Doanh nghiệp phải có mức góp vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký chào bán chứng khoán tối thiểu là 30 tỷ - số tiền này được tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán.
    •  Doanh nghiệp hoạt động phải có lãi trong 02 năm liên tục liền kề trước năm đăng ký niêm yết, và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
    •  Doanh nghiệp có phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông của công ty thông qua.
    •  Số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty phát hành tối thiểu là 15% và phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn.
    •  Với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở lên, số cổ phiếu có quyền biểu quyết tối thiểu là 10%
    •  Cổ đông của doanh nghiệp trước thời điểm thực hiện IPO phải cam kết nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ công ty trong thời gian tối thiểu 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán
    •  Tổ chức phát hành cổ phiếu không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích
    •  Doanh nghiệp phải cam kết và thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán
    •  Doanh nghiệp phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.


    Để trở thành công ty niêm yết, doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện trên, đi kèm với đó là hồ sơ đăng ký phải đầy đủ các giấy tờ với độ chính xác cao. Doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn quy trình cụ thể khi đăng ký và nộp hồ sơ niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh. 

     

    3. Ưu điểm của công ty niêm yết so với công ty chưa niêm yết


    Niêm yết công ty được coi là bước tiến vượt bậc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển, bởi Công ty được niêm yết sẽ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các công ty chưa niêm yết:

    *** Nâng cao tính thanh khoản
    Các cổ phiếu được niêm yết sẽ dễ dàng giao dịch trực tiếp trên thị trường chứng khoán và giá cả sẽ mang tính ổn định, không bị “mất giá” hay lên xuống mạnh như các loại tài sản khác (vàng, bất động sản,...). Chính vì vậy mà tính thanh khoản của các cổ phiếu được phát hành bởi công ty niêm yết sẽ cao hơn so với cổ phiếu chưa niêm yết.

    *** Tăng tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp
    Xét về dài hạn, thường cổ phiếu của các công ty niêm yết đều sẽ tăng theo thời gian so với giá tại thời điểm trước khi niêm yết. Điều này không chỉ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn thu hút được vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, nhờ đó tạo tiền đề để công ty phát triển và tăng trưởng tốt hơn.

    *** Nâng cao mức độ uy tín của doanh nghiệp, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư
    Công ty để được niêm yết trên thị trường phải trải qua những quy trình xét tuyển, đánh giá gắt gao và chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về mặt tài chính, cơ cấu tổ chức, các hoạt động kinh doanh, sản xuất… Nhờ vậy mà cổ phiếu của những doanh nghiệp này thường sẽ nằm trong vòng an toàn, có khả năng gia tăng lợi nhuận ổn định cho nhà đầu tư, giảm thiểu tối đa rủi ro do công ty đang trên đà tăng trưởng và có sự phát triển khá ổn định.

    Trên thị trường hiện nay, công ty được niêm yết sẽ có nhiều lợi thế hơn so với công ty chưa niêm yết. Tuy nhiên, để trở thành công ty niêm yết, doanh nghiệp cần phải trải qua quá trình chuẩn bị với những thủ tục và hồ sơ, giấy tờ vô cùng rắc rối. Để quá trình đăng ký công ty niêm yết thuận lợi hơn, Aura Capital - với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, tư vấn tài chính đầu tư - mang tới những giải pháp giúp doanh nghiệp như sau:

    »  Đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp để đưa ra tư vấn phù hợp về điều kiện trở thành công ty niêm yết
    »  Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ, thực hiện thủ tục đăng ký hồ sơ công ty niêm yết
    »  Tư vấn các điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán cho doanh nghiệp
    »  Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện niêm yết công ty
    »  Tư vấn lộ trình pre IPO, IPO hợp lý để giúp doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng trong tương lai.


    Qua bài viết này, mong rằng các chủ doanh nghiệp sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về “Công ty niêm yết” để đưa ra được hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn muốn được tư vấn hoặc cần thêm thông tin về việc niêm yết công ty, hãy liên hệ với Aura Capital để được hỗ trợ tốt nhất.