Vốn hóa là gì và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

    Vốn hóa và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp


    Ngày 10/01/2023 - 14h32

     

    Vốn hóa là gì


    Vốn hóa là thước đo về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp 

    1. Khái niệm xung quanh vốn hóa


    1.1 Vốn hóa


    Vốn hóa là tổng giá trị hiện tại của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Vốn hóa bao gồm: Tổng giá trị cổ phiếu đang được lưu hành, nợ dài hạn và thu nhập được giữ lại. 


    1.2 Vốn hóa thị trường


    Vốn hoá thị trường là tổng của giá trị từ các loại vốn cổ phần mà công ty đang phát hành. Nếu doanh nghiệp đang chuyển nhượng công ty thì được tính bằng tổng số tiền mà người chủ doanh nghiệp đang nhận được ở hiện tại. 


    1.3. Tỷ lệ vốn hóa


    Tỷ lệ vốn hóa (capitalization rate) là tỷ trọng của vốn vay hoặc cổ phần so với tổng giá trị vốn hóa trên thị trường của một công ty. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà có nhiều loại cổ phần hoặc vốn vay khác nhau.  

    Cách tính vốn hóa thị trường có công thức như sau:
    Vốn hóa thị trường = Giá trị 1 cổ phiếu x Tổng số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành
    Ví dụ: Công ty A có 70 triệu cổ phiếu, bán với giá 30 USD/cổ phiếu. Vậy giá trị vốn hóa thị trường của công ty A sẽ là 70 triệu x 30 = 210 triệu USD.

    Tầm quan trọng của vốn hóa với doanh nghiệp

    Hiểu rõ về vốn hóa để hoạch định kế hoạch phù hợp 

    2. Ý nghĩa và vai trò của vốn hóa thị trường


    Hiểu được khái niệm xung quanh vốn hóa thị trường, bạn có thể thấy rằng đây là chỉ số để doanh nghiệp hay các nhà đầu tư đánh giá tình trạng tài chính về doanh nghiệp đó. 

    • Giá trị vốn hóa giúp doanh nghiệp thể hiện được vị thế của mình trên thị trường. Và thường vị thế cao sẽ thuộc về tay các “ông trùm” đầu ngành, hoạt động đã lâu năm; với doanh nghiệp mới hoặc nhỏ có vốn hóa thấp, dễ dàng “lung lay” trước các cơn bão biến động thị trường.

    • Giá trị vốn hóa cũng thể hiện tiềm năng tăng trưởng giá cổ phiếu của một công ty. Theo đó, doanh nghiệp có vốn hóa thường tăng trưởng chậm mà chắc, lợi nhuận lâu dài. Ngược lại, doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ sẽ có khả năng tăng trưởng giá cổ phiếu mạnh và nhanh, nhưng không đảm bảo độ an toàn cao và thường chịu ảnh hưởng bởi các rủi ro khác nhau.

    • Giá trị vốn hóa lớn sẽ là điểm cộng cho nhà đầu tư vì điều này thể hiện tính thanh khoản cao và độ an toàn khi đầu tư của một doanh nghiệp. Có thể thấy trên thị trường, nhà đầu tư thường chọn mã cổ phiếu của công ty có giá trị vốn hóa cao đề đầu tư hơn so với giá trị vốn hóa thấp.

    3. Phân loại doanh nghiệp Việt Nam theo vốn hóa thị trường

    Dựa vào giá trị vốn hóa thị trường, ở Việt Nam, các doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm cơ bản như sau:

    Nhóm 

    Giá trị vốn hóa thị trường

    Vốn háo siêu nhỏ (Microcap)

    Dưới 100 tỷ đồng

    Vốn hóa nhỏ (Smallcap)

    Từ 100 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng

    Vốn hóa vừa (Midcap)

    Từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 10.000 tỷ đồng

    Vốn hóa lớn (Largecap)

    Trên

     


    Trong đó: 
    Vốn hóa siêu nhỏ (Micro-cap) có hoạt động kinh doanh không mấy khả quan, thậm chí là đang đi vào chu kỳ suy thoái, có tính rủi ro cao và số liệu về doanh nghiệp không rõ ràng.
    Vốn hóa nhỏ (Small-cap) mang trong mình rủi ro lớn nhưng lại là “miếng mồi” tốt cho nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao nhưng thường là đầu tư ngắn hạn.

    Vốn hóa vừa (Mid-cap) tuy tiềm ẩn nhiều biến động nhưng cổ phiếu ở nhóm này có tiềm năng tăng giá tốt, vì thường các công ty sở hữu đang trên đà phát triển.

    Vốn hóa lớn (Largecap) là nhóm có cơ hội sinh lời an toàn theo thời gian. Các công ty trong nhóm vốn hóa lớn cũng thường có bộ máy bên trong tốt, từ quản lý, lịch sử kinh doanh đến đội ngũ ban quản trị.

    Có thể thấy, các doanh nghiệp cần xác định rõ kế hoạch kinh doanh của mình để tăng mức vốn hóa, dễ dàng thu hút nhà đầu tư trong tương lai. Để đạt được mục tiêu lớn đó, trước tiên doanh nghiệp cần lên IPO, xây dựng nền tảng vững chắc và tạo độ uy tín cho các nhà đầu tư. Tại Aura Capital, khóa học “From idea to IPO” sẽ là hành trang giúp bạn hoạch định kế hoạch bài bản trên hành trình tiến đến mở rộng và phát triển doanh nghiệp trong tương lai.