Đòn bẩy tài chính là gì và công thức tính đòn bẩy chính xác nhất

    Kiến thức tổng quan về đòn bẩy tài chính - Công thức tính đòn bẩy chính xác nhất


    Ngày 09/01/2023 - 14h57

    1. Đòn bẩy tài chính là gì?

    Đòn bẩy tài chính (Tiếng Anh: Financial Leverage - Viết tắt: FL) là thuật ngữ được dùng cho doanh nghiệp, thể hiện mức độ mà sử dụng vốn của doanh nghiệp trên tổng nguồn vốn của chủ sở hữu với mục đích tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đó.

     

    Đòn bẩy tài chính là gì


    Khái niệm đòn bẩy tài chính

    Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện tỷ lệ tương quan giữa vốn vay và vốn có sẵn của doanh nghiệp. Mức độ đòn bẩy cao khi tỷ lệ giữa số vốn ban đầu với mức nợ phải trả ở con số thấp. Điều này cho thấy doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có khả năng tự chủ tài chính tốt.


    Khoản vốn được doanh nghiệp vay từ các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng sẽ thuộc nguồn vốn của công ty và được thể hiện trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp. 

    2. Công thức tính đòn bẩy tài chính chuẩn xác

    Hiểu đơn giản, đòn bẩy tài chính được xác định dựa trên tỷ lệ số tiền nợ trên vốn chủ sở hữu: Đòn bẩy = Tỷ lệ nợ/Vốn sở hữu.


    2.1. Công thức tính đòn bẩy tài chính (không có lãi)


    DFL = (ΔEPS/EPS 0) / (ΔEBIT/EBIT0)

    Giải thích ký hiệu: 
    DFL: Độ lớn đòn bẩy tài chính;
    EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay;
    EPS: Lợi nhuận của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.


    2.2. Công thức tính đòn bẩy tài chính khi có thêm lãi (I)


    DFL = EBIT0/(EBIT0 - I) = [Q x (p - v) - F]/ [Q x (p - v) - F - I] 

    Giải thích ký hiệu: 
    F: chi phí cố định của doanh nghiệp (không bao gồm lãi vay);
    Q: số lượng sản phẩm doanh nghiệp bán ra                     
    p: giá bán của sản phẩm
    v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm; 
    I: lãi vay doanh nghiệp phải trả.

    3. Vai trò của đòn bẩy tài chính trên thị trường

    Trên thế giới, không một doanh nghiệp nào thành công mà không sử dụng đòn bẩy tài chính. Tận dụng đòn bẩy ở mức độ cao sẽ giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì điều này cũng mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp đó.


    Tại Việt Nam, các doanh nghiệp SMEs đã dần biết tới loại hình công cụ này và thực hiện để mang tại những lợi ích như sau:


    3.1. Tăng vốn khả dụng, tăng lợi nhuận

    Các khoản vay sẽ bù đắp vốn thiếu hụt để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt và thực hiện giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong tương lai.


    3.2. Thúc đẩy mức tăng lợi nhuận sau thuế

    Doanh nghiệp phải nộp ít thuế hơn trong khi lợi nhuận vẫn đạt mức tối đa. Bởi theo luật, khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy để vay từ ngân hàng, phần tiền vay và lãi sẽ được tính vào chi phí doanh nghiệp và được trừ vào thu nhập chịu thuế khi quyết toán.


    3.3. Khẳng định vị thế của doanh nghiệp 

    Đòn bẩy tài chính thường là những khoản vay không tính lãi và được cung cấp bởi bên thứ ba để đổi lấy một khoản ký quỹ giúp doanh nghiệp tăng độ uy tín trên thị trường.


    Trong chứng khoán, đòn bẩy tài chính được ví như con dao hai lưỡi, có thể tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nhưng cũng có thể là đẩy doanh nghiệp vào rủi ro thua lỗ, phá sản. Tuy nhiên, với những lợi ích nổi bật, đòn bẩy tài chính vẫn là công cụ hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư, cá nhân hay doanh nghiệp mạo hiểm sử dụng nó.

    Công thức tính đòn bẩy tài chính


    Sử dụng đòn bẩy là công cụ hữu ích giúp gia tăng lợi nhuận 


    Chính vì vậy, để có thể sử dụng đòn bẩy tài chính một cách thông minh, nhà đầu tư cần có hiểu biết và đánh giá chi tiết về thị trường, nên xây dựng chiến lược tài chính thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu hướng đến. Doanh nghiệp và nhà đầu tư cần tập trung vào dòng tiền mang tới lợi nhuận cao, chỉ nên đăng ký khoản vay mà có khả năng chi trả.
     

    Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn và phát triển, Aura Capital tự tin mang tới những giải pháp giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư ứng dụng đòn bẩy tài chính đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro, góp phần gia tăng lợi nhuận và thu nhập cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.