Công ty tái niêm yết là gì và điều kiện để tái niêm yết?

    Thế nào là công ty tái niêm yết và điều kiện để tái niêm yết?


    Ngày 07/12/2022 - 21h05

    Trở thành công ty niêm yết là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, vì nhiều lý do nên có nhiều công ty niêm yết đã bị hủy bỏ niêm yết. Vậy những công ty như vậy muốn tái niêm yết thì cần điều kiện gì, có khác biệt so với công ty lần đầu niêm yết không? Trong bài viết này, hãy cùng Aura Capital tìm hiểu về khái niệm Công ty tái niêm yết và những điều kiện để tái niêm yết trên thị trường chứng khoán.

     

    1. Công ty tái niêm yết là gì?

    Công ty tái niêm yết (tên Tiếng Anh: Relisted Company) là thuật ngữ chỉ các công ty niêm yết nhưng đã bị hủy bỏ, không được niêm yết trên sàn giao dịch một thời gian nhưng giờ đã quay trở lại với thị trường chứng khoán. 

    Công ty tái niêm yết là gì?

    Khái niệm công ty tái niêm yết 

    Các doanh nghiệp thường bị hủy niêm yết bởi các lý do chính sau:

    - Doanh nghiệp không tuân thủ đúng các yêu cầu niêm yết của sàn giao dịch, hay vi phạm các nguyên tắc, quy định của sàn

    - Doanh nghiệp chủ động muốn rút cổ phiếu khỏi thị trường 

    - Doanh nghiệp không nộp báo cáo bắt buộc theo yêu cầu của sàn giao dịch chứng khoán

    - Doanh nghiệp có giá trị cổ phiếu không đạt ngưỡng tối thiểu của sàn giao dịch

    - Doanh nghiệp sắp phá sản.

    Công ty có thể đăng ký tái niêm yết cổ phần sau khi đã giải quyết được các vấn đề tồn đọng của công ty. Tuy nhiên, các công ty tái niêm yết thường không được sự ủng hộ của các nhà đầu tư và khả năng thành công khi niêm yết lần thứ hai trên thị trường cũng hạn chế hơn so với các công ty phát hành chứng khoán lần đầu (IPO).

    2. Đặc điểm của công ty tái niêm yết là gì?

    Công ty tái niêm yết có hai đặc điểm chính, tạo nên sự khác biệt so với công ty niêm yết lần đầu:

    - Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO): Công ty tái niêm yết sẽ không phải thực hiện IPO như các công ty niêm yết. Việc không tiến hành IPO thường gây ra nhiều phản ứng trái chiều và có khả năng cao làm giảm giá trị cổ phiếu của công ty.

    - Giá cổ phiếu của công ty: Dựa vào lý do công ty hủy bỏ niêm yết trước đó, các nhà đầu tư sẽ xem xét và định giá cho cổ phiếu tái niêm yết của công ty. Nếu yếu tố khiến công ty hủy niêm yết là doanh thu hoặc lợi nhuận thì giá trị cổ phiếu khi tái niêm yết sẽ còn giảm mạnh hơn nữa so với trước kia. 

    Đặc điểm của công ty tái niêm yết là gì?

     

    Giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng đối với công ty tái niêm yết 

     

    Phần lớn các doanh nghiệp tái niêm yết sẽ không đạt được mức định giá cao hay tương tự như giá trước khi hủy bỏ niêm yết lần đầu.

     

    3. Điều kiện để công ty tái niêm yết là gì?

     

    Công ty muốn tái niêm yết cần phải đáp ứng được hai điều kiện chính:

     

    => Giải quyết được các vấn đề tồn đọng là lý do chính khiến công ty phải bãi niêm yết ở lần đầu: 

     

    • Nếu công ty bị hủy niêm yết do vi phạm chính sách của sàn, nộp thiếu báo cáo thì chủ doanh nghiệp cần phải rút kinh nghiệm và tìm hiểu thật kỹ các quy định của sàn để tránh mắc lỗi lần hai. 
    • Nếu là vấn đề nằm ở việc công ty làm ăn thua lỗ, doanh thu thấp thì chủ doanh nghiệp cần điều chỉnh lại hướng phát triển của hoạt động kinh doanh để có thể sinh ra lợi nhuận cho công ty.
    • ….

     

    Tùy theo từng vấn đề mà công ty có thể tự khắc phục hoặc tìm đơn vị hỗ trợ khắc phục giúp cho quá trình tái niêm yết được thuận lợi hơn.

    => Đáp ứng đủ các điều kiện giống như một công ty đăng ký niêm yết lần đầu:  

    Tuân thủ theo quy định được Chính phủ ban hành tại  Khoản 1 Điều 15 của Luật chứng khoán năm 2019 về mức vốn điều lệ, giá cổ phiếu tối thiểu, lợi nhuận kinh doanh, tính minh bạch của hoạt động kinh doanh….  

    Bạn có thể tham khảo thêm điều kiện để trở thành công ty niêm yết tại bài viết “360 độ về công ty niêm yết”. 

    Tái niêm yết là một quá trình phức tạp và cần nhiều thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ đăng ký. Muốn quá trình tái niêm yết đạt được thành công như mong đợi, chủ doanh nghiệp có thể thuê các đơn vị chuyên về tư vấn, quản trị doanh nghiệp hỗ trợ để quá trình này trở nên đơn giản và nhanh gọn hơn.

     

    Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên thị trường. Trong đó, Aura Capital là một trong những cái tên nổi bật được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm người bạn đồng hành. Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tài chính và đầu tư, quản trị doanh nghiệp, Aura Capital tự tin cung cấp tới cho công ty của bạn những giải pháp phù hợp để quá trình tái niêm yết đạt hiệu quả tốt. 

    Trên đây là những thông tin cơ bản về công ty tái niêm yết cũng như những điều kiện giúp doanh nghiệp tái niêm yết thành công. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn hướng phát triển phù hợp cho hoạt động kinh doanh giúp công ty phát triển tốt hơn.