Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra sự lựa chọn giữa A và B, giữa 1 và 2… Mỗi lần lựa chọn như vậy, ta sẽ không bao giờ biết nếu ta chọn theo hướng ngược lại, điều gì sẽ xảy ra. Trong lĩnh vực kinh tế cũng vậy. Chi phí cơ hội là thuật ngữ quan trọng dùng để đánh giá tác động của sự lựa chọn. Vậy chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội chính xác nhất là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Aura Capital tìm hiểu thêm về khái niệm “chi phí cơ hội” và cách nó ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư chứng khoán.
1. Chi phí cơ hội là gì?
Trong kinh tế học, chi phí cơ hội (tên Tiếng Anh: Opportunity Cost) là một khái niệm dùng để mô tả giá trị tốt nhất của một sự lựa chọn thứ hai mà ta đã từ bỏ để chọn sự lựa chọn đầu tiên.
Chi phí cơ hội cũng được coi là chi phí tiềm năng của một sự lựa chọn, nó không chỉ bao gồm giá trị về tiền mặt mà còn bao gồm cả giá trị về thời gian, công sức, các nguồn lực khác mà chủ thể sử dụng.
Chi phí cơ hội mang tính trừu tượng, không có tính tuyệt đối và không được thể hiện một cách quá rõ ràng như các loại chi phí khác xuất hiện trong báo cáo tài chính, nhưng nó lại là một loại chi phí quan trọng mà các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức đều không thể bỏ qua trước khi đưa ra quyết định.
>> Tại sao nên đầu tư tài chính dài hạn? Kinh nghiệm đầu tư từ chuyên gia
Ví dụ: Bạn có số tiền là 10 triệu đồng và bạn đang phân vân đầu tư vào một trong hai loại: cổ phiếu A và cổ phiếu B. Cổ phiếu A có lãi suất là 8%/năm và cổ phiếu B có lãi suất 10%/năm. Sau khi phân tích đánh giá, bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu A.
Trong trường hợp này, chi phí cơ hội chính là lãi suất 10%/năm mà bạn đã bỏ lỡ bằng cách không đầu tư vào cổ phiếu B. Tức là, nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu B thay vì cổ phiếu A thì bạn sẽ có thể mang về được số tiền lãi nhiều hơn hiện tại mà bạn đang có được từ cổ phiếu A.
2. Ý nghĩa của chi phí cơ hội trong đầu tư chứng khoán
Từ ví dụ về chi phí cơ hội ở trên, có thể thấy chi phí cơ hội đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư chứng khoán.
Chi phí cơ hội giúp các nhà đầu tư đánh giá được mức độ rủi ro và tiềm năng lợi nhuận của một quyết định đầu tư. Nếu không tính toán chi phí cơ hội, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội đầu tư tốt và tệ hơn là bị thua lỗ do đầu tư sai.
Chính vì vậy, là một nhà đầu tư thông thái, bạn cần phải tìm hiểu thị trường, tính toán chi phí cơ hội trước khi đưa ra lựa chọn để đảm bảo được quyết định đó hợp lý và có thể mang lại lợi nhuận tốt nhất.
Đặc biệt, nếu chi phí cơ hội tính ra quá lớn, bạn nên cân nhắc lại quyết định đầu tư đó và có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư khác sinh lời cao hơn.
>> Tầm quan trọng và vai trò của nhà đầu tư thiên thần với Startup Việt
3. Cách tính chi phí cơ hội
Mặc dù không được cụ thể hóa chuẩn xác 100% bằng những con số như trong báo cáo tài chính, chi phí cơ hội vẫn có công thức tính như sau:
Chi phí cơ hội = Lợi nhuận của phương án khác - Lợi nhuận của phương án được chọn
Ví dụ: Bạn có 100 triệu đồng và bạn đang xem xét đầu tư vào hai lựa chọn:
- Lựa chọn 1: Đầu tư chứng khoán với mức lãi suất 10%/năm, tức là 10 triệu đồng
- Lựa chọn 2: Gửi tiết kiệm ngân hàng với mức lãi suất là 7%/năm, tức là 3 triệu đồng
Nếu bạn lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng, chi phí cơ hội của lựa chọn này sẽ có giá trị như sau:
Chi phí cơ hội = 10 triệu đồng - 7 triệu đồng = 3 triệu đồng
Tuy không phải là một chi phí chính thức hay có tính thực tế cao, nhưng việc cân nhắc, tính toán các chi phí cơ hội trước khi đưa ra quyết định đầu tư là một điều cần thiết. Một nhà đầu tư thông thái sẽ luôn tìm kiếm phương án đầu tư thông minh và có tính khả thi về mặt kinh tế.
Với những kiến thức về chi phí cơ hội ở trên, Aura Capital chúc các nhà đầu tư đưa ra được quyết định mang về lợi nhuận tốt nhất. Nếu cần tư vấn thêm về lĩnh vực đầu tư - tài chính, Aura Capital - với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ thông tin dưới bài để được tư vấn sớm nhất!
>> Tìm Hiểu Về Đầu Tư, Khái Niệm Và Các Hoạt Động Cơ Bản