Báo cáo tài chính: Thông tin quan trọng doanh nghiệp cần nắm

    Báo cáo tài chính: Thông tin quan trọng doanh nghiệp cần nắm


    Ngày 11/01/2023 - 15h22

    1. Báo cáo tài chính là gì?


    Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2015 đưa ra định nghĩa về thuật ngữ “báo cáo tài chính” như sau: Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán được Bộ Tài chính ban hành.
    Từ định nghĩa trên, rút ra khái niệm “Báo cáo tài chính của doanh nghiệp” hay “Báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp” như sau: Đó là các thông tin kinh tế, tài chính được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu theo quy định với mục đích cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, các luồng tiền của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động để giúp những người liên quan có thể đưa ra quyết định sáng suốt về kinh tế. 

     

    báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?


    Khái niệm báo cáo tài chính doanh nghiệp


    Báo cáo tài chính là phương tiện để chủ doanh nghiệp có thể trình bày tới các nhà đầu tư, cơ quan thuế, ngân hàng,... về thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp tại thời điểm làm báo cáo.

    2. Vai trò của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp


    Báo cáo tài chính là tài liệu doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện hàng năm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp:


    Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm qua việc cung cấp số liệu về tình hình khoản nợ, tài sản, lợi nhuận,... để có thể lên kế hoạch sản xuất phù hợp cho năm tới nhằm sinh lời tối ưu.
    Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn để có sự đầu tư đúng đắn, thu hút được vốn từ nhiều nguồn khác nhau
    Phát hiện tiềm năng kinh tế, dự đoán xu hướng phát triển để xây dựng đề án hoạt động đạt hiệu quả trong tương lai

     

    3. Thành phần của báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì?


    Theo quy định của Pháp luật hiện hành, một bộ báo cáo tài chính cơ bản phải gồm đầy đủ các yếu tố sau:
    Tờ khai quyết toán thuế gồm:

    • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

    • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

    Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 4 phân loại chính:

    • Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

    • Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 

    • Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

    • Bảng cân đối các loại tài khoản

    Phụ lục kèm theo báo cáo gồm: 

    • Bản thuyết minh của báo cáo tài chính doanh nghiệp

    • Tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty đối với Nhà nước

    Nội dung chính của báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:

    • Tài sản các loại
    • Vốn chủ sở hữu và tiền nợ phải trả
    • Doanh thu, chi phí kinh doanh và các nguồn thu nhập khác
    • Lợi nhuận, thua lỗ và phân chia kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
    • Tiền thuế và các chi phí khác phải nộp Nhà nước theo quy định của Pháp luật
    • Các luồng tiền luân chuyển.

    Một bản báo cáo tài chính đầy đủ cần phải bao gồm tối thiểu tất cả những thông tin trên. Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thiếu hoặc sai yêu cầu, sai biểu mẫu, có thể bị phạt tiền từ 5 đến 30 triệu đồng. Chính vì vậy, với những doanh nghiệp SMEs, công ty Startup chưa có đội ngũ kế toán hoàn thiện, việc thuê các đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ làm báo cáo tài chính năm là một phương án phù hợp, tránh được nhiều rủi ro.

    4. Thời hạn nộp báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp


    Báo cáo tài chính là tài liệu bắt buộc phải nộp cho các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, thời gian nộp báo cáo được quy định khác nhau với từng loại hình doanh nghiệp như sau:
    Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và công tư hợp danh: chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (từ 01.01 đến 31.12); tức là doanh nghiệp phải nộp trước ngày 30.01 của năm tiếp theo.
    Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp khác: chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (từ 01.01 đến 31.12); tức là doanh nghiệp phải nộp trước ngày 30.03 của năm tiếp theo.

     

    Cách làm báo cáo tài chính doanh nghiệp

    Lập báo cáo tài chính đòi hỏi nhiều thời gian và công sức


    Một bản báo cáo tài chính đầy đủ cần phải bao gồm tối thiểu tất cả những thông tin trên. Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thiếu hoặc sai yêu cầu, sai biểu mẫu hay nộp sai thời hạn, có thể bị phạt tiền từ 5 đến 30 triệu đồng. Chính vì vậy, với những doanh nghiệp SMEs, công ty Startup chưa có đội ngũ kế toán hoàn thiện, việc thuê các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện làm báo cáo tài chính năm là một phương án phù hợp, tránh được nhiều rủi ro.


    Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn quản trị doanh nghiệp, Aura Capital mang đến dịch vụ báo cáo tài chính, giúp giải quyết nỗi lo của nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn “nước rút” quan trọng mỗi cuối năm. Độc giả có nhu cầu được tư vấn, hãy để lại SĐT hoặc liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới bài viết này để được hỗ trợ tốt nhất!