Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Phương pháp định giá doanh nghiệp

    Thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Phương pháp định giá doanh nghiệp


    Ngày 11/01/2023 - 15h35

    Thẩm định giá doanh nghiệp
    Thẩm định giá doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tiến hành điều tra, xem xét và ước tính giá trị của doanh nghiệp nhằm mục đích xác định giá trị hiện hữu và giá trị tiềm năng tương lai của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. 

    Thẩm định giá doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp bằng các phương pháp thẩm định giá phù hợp 


    Thẩm định giá doanh nghiệp nhằm mục đích gì
    Nhìn chung, thẩm định giá doanh nghiệp thường được thực hiện với những mục đích sau:

    • Cổ phần hóa, thay đổi quyền sở hữu hoặc cơ cấu lại vốn của công ty qua các hoạt động sáp nhập, liên doanh, liên kết, mua bán công ty, chuyển nhượng vốn, góp vốn, nhượng quyền kinh doanh;
    • Chuẩn bị đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán (IPO);
    • Cải tổ mô hình doanh nghiệp, cải tiến bộ máy, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
    • Chứng minh năng lực tài chính cho một số hoạt động như đấu thầu dự án, gọi vốn đầu tư;
    • Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.
    • Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp

    3.1 Dựa vào bảng cân đối kế toán

    Giá trị của doanh nghiệp là giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán khi xác định giá trị của doanh nghiệp. 

     

    Ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu. Còn nhược điểm là giá trị của các tài sản trên bảng cân đối kế toán đều mang giá trị lịch sử nên sẽ không có tính hữu ích khi cần xác định giá trị kinh doanh. Vì thế phương pháp này gần như không được sử dụng để xác định giá trị của doanh nghiệp.

     

     

    3.2 Dựa vào kết quả kiểm kê, đánh giá lại tài sản


    Các chuyên gia định giá doanh nghiệp cần phải trực tiếp tiến hành kiểm kê và đánh giá lại giá trị của từng tài sản của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại đúng thời điểm định giá.
    Ưu điểm của phương pháp này là tương đối chính xác và đáng tin cậy vì tài sản được định giá lại theo giá trị thị trường tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nhược điểm là những thông tin này thường chỉ thể hiện giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh, tức là giá trị để thanh lý doanh nghiệp. Với phương pháp định giá này, chỉ có thể dùng để cung cấp thông tin trong trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, vì thế phương pháp định giá này cũng không có nhiều giá trị thực tế. 

     

     

    3.3 Chiết khấu dòng tiền


    Công thức tính: 
    Giá trị doanh nghiệp = Dòng tiền trong tương lai cho chủ sở hữu và chủ nợ.
    Để tính được công thức này, doanh nghiệp cần phải thực hiện tuần tự 2 bước:
    Bước 1: Xác định dòng tiền tự do trong tương lai của doanh nghiệp (free cash flows to the firm – FCFF)
    Bước 2: Xác định giá trị cuối 
    Ưu điểm của phương pháp này là giúp thẩm định giá trị doanh nghiệp trong trạng thái hoạt động liên tục. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cách tiến hành tương đối phức tạp.

     

     

    3.4 Định giá trên cơ sở so sánh giá trị thị trường


    Dựa vào thị trường, nhà phân tích có thể đánh giá các triển vọng ngắn hạn và dài hạn về sự phát triển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp tương đồng.
    Ưu điểm của phương pháp này là các con số được đưa ra ở tại thời điểm định giá nên có tính tin cậy cao. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khó lựa chọn các doanh nghiệp tương đồng để so sánh đối chiếu. Đồng thời, nhà phân tích phải có hiểu biết sâu về các yếu tố tác động tới hệ số giá giữa các doanh nghiệp.

     

     

    Có nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp với các ưu, nhược điểm khác nhau và tùy vào mục đích định giá


    Nhìn chung, việc thẩm định giá doanh nghiệp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi người tiến hành thẩm định phải được đào tạo, huấn luyện và có kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn để thực hiện thẩm định giá doanh nghiệp. Vì thế, quá trình này thường sẽ được thực hiện bởi những chuyên viên có kinh nghiệm.
    Aura Capital với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với những khóa đào tạo, tư vấn chuyên nghiệp để doanh nghiệp có thể định giá doanh nghiệp mình một cách chính xác nhất và lựa chọn phương pháp định giá phù hợp cho mục đích định giá. Đặc biệt là hoạt động định giá để chào bán cổ phiếu ra công chúng.