Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện IPO tại Việt Nam

    Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện IPO tại Việt Nam


    Ngày 11/01/2023 - 15h29

    Tại sao doanh nghiệp cần IPO?
    IPO mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

    IPO mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

    IPO là hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng kinh doanh 

     

    1.1 Triển khai các chiến lược kinh doanh mới


    Doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược kinh doanh mới như mở rộng phân khúc khách hàng, mở rộng thị trường, đầu tư công nghệ để phát triển sản phẩm mới,... nhờ vào số vốn có được khi thực hiện IPO. Nhờ đó, doanh thu của doanh nghiệp cũng có thể tăng theo.

    1.2 Nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp


    Thương hiệu sẽ được công chúng biết đến rộng rãi hơn, từ đó tăng niềm tin ở khách hàng hơn nhờ vào việc truyền thông liên tục đưa tin về thương hiệu ở giai đoạn pre-IPO.

    1.3 Thâu tóm hoặc sáp nhập các công ty nhỏ lẻ khác


    Khi các doanh nghiệp nhỏ lẻ (SME) kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện IPO, các doanh nghiệp lớn cũng được hưởng lợi thông qua việc đầu tư, nắm giữ cổ phần và từ đó thúc đẩy quá trình sáp nhập, thâu tóm các công ty nhỏ về tay diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

    1.4 Tăng mức độ gắn bó với các nhân viên của công ty


    Khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, nhân viên của công ty cũng có thể mua và sở hữu cổ phần. Thêm vào đó thường sẽ có các ưu đãi dành cho nhân viên của công ty. Nhờ đó cũng tăng thêm khả năng giữ chân nhân viên.
    Điều kiện để IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam
    Theo quy định của luật chứng khoán, để tránh việc có quá nhiều công ty phát hành cổ phiếu niêm yết thì nhà nước đã phối hợp với những cơ quan chuyên môn có thẩm quyền để đưa ra những điều kiện nghiêm ngặt.
    Để có thể thực hiện IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp cần đáp ứng được các điều kiện:

     

    • Vốn điều lệ: Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ trên 30 tỷ đồng theo giá trị trên sổ kế toán tại thời điểm đăng ký IPO;
    • Kết quả kinh doanh: Trong vòng 2 năm liên tiếp trước khi đăng ký IPO, doanh nghiệp kinh doanh phải có lợi nhuận và không được có lỗ lũy kế;
    • Phương án hoạt động cụ thể: Doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn và cung cấp phương pháp phát hành, cách sử dụng nguồn vốn sau khi IPO thành công, và những phương án này phải được thông qua các cổ đông;
    • Tỷ lệ của số cổ phiếu có quyền biểu quyết: Doanh nghiệp phải chào bán tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng thì tỷ lệ này giảm xuống còn 10%.
    • Cam kết của cổ đông lớn nhất: Các cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp phải cam kết giữ ít nhất 20% vốn điều lệ trong vòng 1 năm kể từ thời điểm IPO kết thúc.
    • Yêu cầu về tính chất của doanh nghiệp: Trong lần đầu thực hiện IPO, doanh nghiệp phải cam kết đang hoạt động ổn định và bình thường, không bị truy cứu hay kết án hình sự, vi phạm trật tự quản lý kinh tế, xã hội.
    • Lựa chọn công ty chứng khoán tư vấn: Việc đăng ký IPO của doanh nghiệp phải có sự tư vấn từ công ty chứng khoán tư vấn. Nếu bản thân doanh nghiệp đăng ký IPO là công ty chứng khoán thì không cần điều kiện này.
    • Yêu cầu về tài khoản: Doanh nghiệp phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua cổ phiếu từ đợt chào bán đầu tiên.
    • Cam kết: Doanh nghiệp phải tiến hành niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi hoạt động IPO kết thúc.

    Các rủi ro có thể gặp phải khi triển khai IPO

    • Tốn kém lượng chi phí lớn cho quá trình IPO, bao gồm: chi phí tư vấn, chi phí trung gian, chi phí phát hành, chi phí cho ngân hàng đầu tư và kế toán;
    • Quyền kiểm soát doanh nghiệp bị phân tán, quyền kiểm soát bị chia sẻ với các cổ đông trong công ty, tạo nên một số ảnh hưởng với cấu trúc tổng thể của doanh nghiệp;
    • Phải công khai thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp của đối thủ có thể tham khảo các số liệu này;
    • Phải chịu áp lực từ việc tăng trưởng doanh nghiệp nếu không sẽ khiến các nhà đầu tư không vừa ý vì không đạt được kỳ vọng tăng trưởng như mong muốn của họ.

    Điều kiện để doanh nghiệp IPO tại Việt Nam

    Đi kèm với lợi ích thì IPO cũng mang đến một số rủi ro cho doanh nghiệp phát hành 


    Có thể thấy, để IPO thành công là một quá trình phức tạp với nhiều điều kiện cần phải đáp ứng, nhiều loại hồ sơ cần phải chuẩn bị. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ SMEs, rất dễ va vào nhiều lỗ hổng như pháp lý và chiến lược tài chính. Vì thế càng cần được đào tạo, tư vấn kỹ càng trước khi bước trên con đường IPO.


    Aura Capital với đội ngũ chuyên gia uy tín và các khóa đào tạo, tư vấn chuyên sâu sẽ là một người bạn tin cậy đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt lộ trình IPO, từ Pre-IPO cho đến định hướng lộ trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Giúp doanh nghiệp có thể tiến hành IPO thuận lợi hơn, cũng như giảm được các rủi ro khi triển khai IPO.