“Harvard 4 rưỡi sáng” và chuyện chưa kể

    “Harvard 4 rưỡi sáng” và chuyện chưa kể


    Ngày 03/04/2023 - 09h19

    Nếu Mark Zuckerberg và Bill Gates từng bỏ lỡ việc học tại Harvard, thì những CEO khác đã tốt nghiệp ngôi trường danh giá này sẽ thành công như thế nào và họ là ai?

    Ai ai cũng đều nghe kể về những giai thoại của ngôi trường danh giá bậc nhất nước Mỹ này. Đây là nơi cống hiến của biết bao tác giả, chính trị gia, nhà khoa học hàng đầu thế giới. Nổi bật lên trong đó là thành tích “đào tạo sáu tổng thống Mỹ, ba mươi ba người đạt giải Nobel, ba mươi hai người đạt giải Pulitzer và hàng chục tổng giám đốc của các công ty xuyên quốc gia”. Tác giả Xiu Ying Wei cũng khắc họa một Harvard chân thật nhất qua cuốn sách “Harvard 4 rưỡi sáng”.

    1) Tỷ phú tốt nghiệp Harvard - họ là ai?

    Steve Ballmer tốt nghiệp Harvard với tấm bằng về toán học và kinh tế. Ông gia nhập Microsoft năm 1980 và là nhân viên thứ 30 của công ty. Ballmer dần thăng tiến lên chức chủ tịch và sau đó là CEO thay Bill Gates năm 2000. Năm 2014, Ballmer rời Microsoft sau hơn 3 thập kỷ gắn bó.

    Ray Dalio nhận bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 1974. Ông là người sáng lập quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, Bridgewater Associates, quản lý khoảng 150 tỷ USD. 

    Sheryl Sandberg và 2 người em của bà đều học Harvard. Sandberg từng làm phó chủ tịch điều hành và bán hàng trực tuyến toàn cầu của Google. Năm 2007, Mark Zuckerberg - CEO Facebook - gặp Sandberg tại một bữa tiệc giáng sinh. Sau đó, Zuckerberg tìm cách mời bà về làm việc tại mạng xã hội này. Sau 6 tuần thường xuyên ăn tối và trao đổi cùng đồng sáng lập Facebook, Sandberg đồng ý trở thành COO (giám đốc vận hành) của công ty. 

    Sheryl Sandberg

    2) Trích đoạn từ cuốn “Harvard 4 rưỡi sáng” của Xiu Ying Wei

    Người ta nói trong nhà ăn sinh viên của Harvard, rất khó để nghe được âm thanh nói chuyện, mỗi sinh viên đều mang theo pizza và nước ngọt, ai cũng đều vừa ăn vừa đọc sách hoặc là ghi chép. Rất hiếm thấy học sinh nào đó chỉ tập trung ăn mà không học, cũng rất ít thấy sinh viên nào vừa ăn vừa nói chuyện. Ở Harvard, phòng ăn không chỉ là nơi dùng cho việc ăn uống, nó còn là một thư viện. Bệnh viện Harvard cũng như thế, yên tĩnh đến nỗi có bao nhiêu người cũng như một, không ai không đọc sách hay ghi chép. Bệnh viện cũng là một hình thức khác của thư viện.

    Và rồi trong giải Nobel có 33 người là của Harvard, Tổng thống Mỹ có 7 người là do Harvard đào tạo.

    Trong khuôn viên của Harvard, người ta không bắt gặp sự ăn diện, sự trang điểm càng không bắt gặp sự tình tứ, chỉ thấy những bước chân vội vã cần mẫn kiến tạo những trang sử cho đời sau.

    Harvard không phải là thần thoại, Harvard chỉ là một minh chứng, minh chứng cho ý chí, tinh thần, tham vọng, lí tưởng của con người.

    Tiềm năng của con người rốt cuộc đến đâu? Mơ ước của con người vì sao đến Harvard lại có thể trở thành sự thực? 

    Harvard không có nhiều nhà cao tầng, chỉ có những bức tường gạch đỏ mới và cao. Cho dù có người đạt được giải thưởng Nobel thì ngôi trường cũng không bỏ trống một vị trí nào.

    Sau tất cả, điều khiến 100 thư viện Harvard không ngủ, đặc biệt người người như một, nói cách khác, một người chính là một chỗ ngồi trong thư viện. Harvard hay con người Harvard không cần bất cứ vỏ bọc nào.

    Có người ca tụng Schwart như vị đại nho gia phương Đông của Harvard, ông phẫu thuật ung thư họng khi ở tuổi 82, vẫn ngày ngày dậy sớm đến chỗ làm, cho dù ông rất cần thời gian để nghỉ ngơi. Hơn nữa, hai cái tủ quần áo treo áo khoác trong phòng làm việc của ông, vốn do những sợi dây thép uốn lòng vòng mà thành. 

    Những câu nói trên tường Thư viện đại học Harvard:

    • Hạnh phúc có lẽ không có thứ lược nhưng thành công thì có.
    • Hãy đón nhận sự khó nhọc không thể chối từ.
    • Người đầu tư cho tương lai là người thực hiện đến cùng.
    • Nếu lãng phí hôm nay, đồng nghĩa bóp chết quá khứ và vứt bỏ tương lai.