Vốn điều lệ là gì? Hiểu đúng về đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp

    Vốn điều lệ là gì? Hiểu đúng về đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp


    Ngày 10/01/2023 - 14h46

     

    1. Vốn điều lệ là gì?


    Theo Luật Doanh nghiệp được ban hành năm 2020 quy định: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên hoặc chủ sở hữu của công ty hay tổ chức đã góp hoặc cam kết góp vào khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh. Với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi xác định thành lập công ty.

    Vốn điều lệ là gì?

    Khái niệm vốn điều lệ doanh nghiệp


    Vốn điều lệ là “con số” sẽ được chủ/người đại diện công ty ghi ra khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chính vì vậy, sẽ nhiều người đặt ra câu hỏi: “Có cần chứng minh vốn điều lệ hay không?” 
    Trên thực tế, Pháp luật Việt Nam hiện nay không yêu cầu chứng minh vốn điều lệ khi thành lập các công ty liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh thông thường (những công ty không yêu cầu vốn pháp định).

     

    2. Phân loại vốn điều lệ của công ty


    Hiện nay, ba loại hình công ty chính có quy định về vốn điều lệ là Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên. Với mỗi loại hình này, vốn điều lệ sẽ có những định nghĩa khác cụ thể như sau:

     

    Công ty Cổ phần

    Công ty TNHH 1 thành viên

    Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

    Khái niệm 

    - Vốn điều lệ là tổng mệnh giá các loại cổ phần đã được bán ra.
    - Khi đăng ký thành lập Công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng mệnh giá của cổ phần các loại mà được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ của công ty.

    - Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty khi đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên.

     

    - Vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên thuộc công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty khi đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

     

    Đặc điểm

    - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

    - Cổ phần đã bán là tổng số loại cổ phần đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đủ cho công ty.

    - Chủ sở hữu công ty phải có trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã đăng ký.

     

    - Thành viên công ty phải có trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã đăng ký.

    - Một vài trường hợp đặc biệt thành viên không phải chịu trách nhiệm sẽ được quy định trong điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020.

     

    3. Vốn điều lệ có vai trò gì với doanh nghiệp


    Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp không chỉ trong lúc làm thủ tục đăng ký mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng, quá trình phát triển và vận hành công ty, cụ thể như sau:
    - Vốn điều lệ dùng để xác định tỷ lệ cổ phần sở hữu hay góp vốn của các cổ đông để có thể làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông thuộc công ty.
    - Vốn điều lệ là cơ sở quan trọng trong việc xác định điều kiện kinh doanh của các ngành nghề kinh doanh đặc thù, có điều kiện theo quy định của Pháp luật.
    - Vốn điều lệ cũng được coi như cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng; trong đó, số vốn điều lệ càng cao thì độ uy tín, độ tin cậy của công ty càng lớn và ngược lại. 

    4. Đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp như nào


    Vốn điều lệ được đăng ký khi chủ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Dưới đây là một vài lưu ý khi đăng ký vốn điều lệ mà bạn cần chú ý:
    Thời hạn góp vốn
    Với công ty TNHH, công ty cổ phần, thời gian để góp đủ số vốn điều lệ hoặc thanh toán đủ số cổ phần đăng ký là 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương cấp giấy phép kinh doanh.
    90 ngày là thời gian doanh nghiệp góp đủ vốn điều lệ (Link)
    Mức thuế môn bài
    Số vốn điều lệ đăng ký ban đầu sẽ ảnh hưởng đến tiền thuế doanh nghiệp phải đóng như sau:
    Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
    Doanh nghiệp, tổ chức có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: 2.000.000 đồng/năm
    Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm

    ***Lưu ý: Khi đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp
    Ở Việt Nam không bắt chứng minh vốn điều lệ. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ cao thấp theo ý muốn. Việc đăng ký vốn điều lệ quá nhiều hay quá ít đều có hai mặt: lợi và hại, cụ thể:

     

    Đăng ký vốn điều lệ nhiều

    Đăng ký vốn điều lệ ít

    Ưu điểm

    - Tạo độ tin cậy cho khách hàng, đối tác.

    - Tăng sự uy tín, giúp doanh nghiệp có vị thế trên thị trường.

    - Hạn chế được nhiều rủi ro, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm nhiều.

    Nhược điểm

    - Gia tăng nguy cơ rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

    - Trong nhiều trường hợp, số tiền đền bù hợp đồng sẽ rất cao, thậm chí bằng số vốn điều lệ đã đăng ký.

    - Khó tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, đối tác.

    - Quá trình vay vốn, kêu gọi hỗ trợ từ ngân hàng, các nhà đầu tư sẽ khó khăn hơn.

     

    Khi đăng ký vốn điều lệ, chủ doanh nghiệp cần dựa trên tình hình kinh doanh, tiềm năng phát triển của công ty để đăng ký số vốn phù hợp, giảm thiểu rủi ro và những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh.


    Trên đây là những kiến thức cơ bản cần biết về vốn điều lệ doanh nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn đề đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thủ tục pháp lý và dịch vụ đăng ký vốn điều lệ công ty, hãy liên hệ tới Aura Capital. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn quản trị doanh nghiệp, Aura Capital tự tin sẽ mang tới sự hỗ trợ tốt nhất trong quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp của bạn.