Uber - "Doanh nghiệp mẫu" trong việc ứng dụng phương pháp cơ chế vốn

    Uber - "Doanh nghiệp mẫu" trong việc ứng dụng phương pháp cơ chế vốn


    Ngày 22/02/2023 - 10h22

    Trong một đêm đông tuyết phủ cuối năm 2008, Travis Kalanick & Garrett Camp khi vất vả cố gắng gọi taxi tại thành phố Paris hoa lệ thì một ý tưởng lóe lên trong đầu hai thanh niên trẻ để giải quyết nỗi đau cho khách hàng, giúp họ gọi xe chỉ bằng vài cú chạm (tap a button, get a ride). Và thế là UberCab ra đời tháng 3 năm 2009, sau đó đổi tên thành Uber vào năm 2011.

    Uber là dịch vụ vận chuyển theo nhu cầu đã mang tới 1 cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp taxi trên toàn thế giới. Mô hình kinh doanh của Uber cho phép tất cả mọi người gọi taxi đến địa chỉ của mình với thời gian ngắn nhất chỉ bằng 1 chiếc smartphone trong tay. Uber là 1 trong số ít những công ty công nghệ trên thế giới được định giá hơn 50 tỉ đô-la, nhận được mức góp vốn là 8.2 tỉ đô-la và có mặt trên 60 quốc gia. Những con số đó cho chúng ta thấy niềm tin mà các nhà đầu tư đặt vào mô hình kinh doanh của Uber cũng như giúp chúng ta dễ hình dung lượng doanh thu mà Uber có thể tạo ra.

     

    Explore the Uber Platform | Uber United States

    Nếu cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống với công thức cũ kỹ, Uber sẽ không có năng lực vì hàng loạt bài toán về chi phí mua xe, trả lương tài xế, quản lý tài sản & nhân sự… Trong thời buổi công nghệ hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống, họ đã nhanh trí áp dụng công nghệ để thay đổi hoàn toàn cách mọi người sử dụng xe của mình & của người khác. “Uber” trong tiếng Đức tương đương với chữ “above” trong tiếng Anh, nghĩa là vượt lên trên mọi tầm nhìn, mọi mong đợi. Chỉ sau 8 năm thành lập, Uber đã được định giá 69 tỷ đô, có mặt ở hơn 600 thành phố lớn trên thế giới với hơn 1 triệu tài xế, và nghiễm nhiên trở thành hãng taxi lớn nhất thế giới tuy không sở hữu bất kỳ chiếc taxi nào. Hơn thế, Uber đã đi xa hơn phương tiện taxi truyền thống. Giờ công ty còn cung cấp cả thuyền, máy bay trực thăng và 1 vài phương tiện di chuyển khác theo nhu cầu. Uber đã có dịch vụ đi xe đạp ở Paris, dịch vụ vận chuyển ở San Francisco và dịch vụ xe tải giao nhận kem ở 7 thành phố khác. Dù các dịch vụ này chỉ có mặt ở 1 vài địa điểm được chọn nhưng nó cũng mang đến thêm nguồn doanh thu cho mô hình kinh doanh của Uber.

    Nhờ đi tiên phong trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ (sharing economy), tên riêng Uber biến thành danh từ chung Uberification hoặc Uberisation để mô tả sự thay đổi trong ngành nghề nào đó khi áp dụng công thức kinh tế chia sẻ. Hiện nay Uber được biết đên như một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng các ứng dụng di động.

    Trong khoảng dưới 6 năm, Uber cố gắng trở thành công ty cung cấp dịch vụ mobile xuyên thành phố tốt nhất. Quy luật sâu xa ở đây là với mỗi 1 thành phố mới, Uber lại đối mặt với vấn đề "quả trứng và con gà" tương tự nhau. Lợi thế mà Uber có được so với các startup khác là:

    • Có nhiều tiền để khuyến khích cả tài xế và khách hàng.

    • Quy trình vững chắc ngày càng được củng cố thông qua việc dần dần có mặt trên 311 thành phố.

    • Thương hiệu nổi tiếng với những người tiếp nhận đầu tiên (early adopter) tò mò.

    Mọi thứ bắt đầu với 1 nhóm ở 1 thành phố nhỏ. Ở mọi thành phố đều có 1 người quản lý chịu trách nhiệm việc thu hút tài xế và khách hàng. Những chiếc taxi đầu tiên "ra mặt trận" thường là những tài xế chuyên nghiệp, đã có mối quan hệ với các công ty taxi địa phương và tự có xe riêng của mình. Những khách hàng đầu tiên đến từ các kênh quảng bá như đài FM, báo chí, quảng cáo trực tuyến... Uber là 1 cái tên lớn mà tất cả mọi người đều mong chờ dịch vụ của họ xuất hiện tại thành phố mà mình sinh sống.

    Vậy chúng ta học được gì từ mô hình kinh doanh của Uber?

    Mặc dù ra mắt tại New York với nhiều tranh cãi nhưng Uber luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư. Điển hình như ngay ở Series A, Uber đã được định giá 60 triệu USD. Sau đó, Uber tiếp tục ra mắt và kêu gọi vốn tại Pháp và nhận thêm 32 triệu USD sau vòng gọi vốn Series B. Không dừng lại ở đó, Uber mở rộng sang thị trường Ấn Độ và Châu Phi - nhận thêm 258 triệu USD sau vòng gọi vốn Series C từ Google Ventures, giúp nâng giá trị công ty lên 3,76 tỷ USD. 2014 Uber đặt chân sang thị trường Trung Quốc sau khi huy động được 1,2 tỷ USD, nâng giá trị lên 17 tỷ USD. Tại thị trường rộng lớn này, Uber đã liên tục được đầu tư để cạnh tranh với các hãng công nghệ lớn nội địa. 

    Đến năm 2019, Uber đã IPO thành công với định giá là 69 tỷ đô. Đây là con số cực kì ấn tượng bởi từ một công ty khởi nghiệp năm 2009 với số vốn hơn 1 triệu USD mà chỉ sau tầm 10 năm, Uber đã đạt được con số lên đến gần 70 tỷ USD.

    Bài học kinh doanh được rút ra ở đây là:

    • Dùng mô hình với quyền kiểm soát ít hơn. Uber không sở hữu bất kì chiếc taxi nào nhưng vẫn mang đến hơn 1 triệu chuyến đi mỗi ngày nhờ vào mạng lưới đối tác của mình.

    • Lựa chọn ngành công nghiệp. Hãy nghĩ về những vấn đề phổ biến nhất còn tồn tại. Tìm ra giải pháp và can thiệp vào mô hình hiện có bằng hạ tầng công nghệ. Đó là những gì mà Uber làm với ngành công nghiệp taxi.

    • Đối xử với những khách hàng đầu tiên như vua. Họ rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

    • Mở rộng từng bước 1. Đừng nhanh chóng thêm mọi thử vào mô hình kinh doanh ngay từ đầu. Uber bắt đầu với taxi, nhưng giờ thì đã mở rộng tới thuyền, máy bay trực thăng, xe đạp và nhiều phương tiện khác.

    • Cơ hội sẽ không đến với bạn mà bạn phải đi tìm. Uber tạo ra cơ hội bằng cách cung cấp chiết khấu cho các sự kiện hay tụ điểm tiệc tùng cụ thể và từ đó có được những khách hàng đầu tiên.

    • Coi những người làm việc cho mình là 1 phần quan trọng của công ty. Uber gọi tài xế của mình là đối tác và cho họ tới 80% mức phí lái xe.

    Với sự phát triển cực nhanh chóng và thành công thì có thể nói Uber là một trong những doanh nghiệp “bậc thầy" trong việc huy động vốn bằng phương pháp cơ chế vốn mà các doanh nghiệp khác có thể tham khảo.

    Aura Capital có đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong phân tích đầu tư cũng như có thể tư vấn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động hoạch định, lựa chọn công cụ phân tích kinh doanh thích hợp, quản trị kinh doanh,.... Từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp đưa ra hướng phát triển bền vững nhất tương tương lai.