Nhắc đến đầu tư, hiện nay có rất nhiều hình thức mang lại lợi nhuận cao để nhà đầu tư thỏa sức lựa chọn. Và đầu tư tài chính dài hạn là một trong những “điểm đến lý tưởng” cho những ai muốn tăng thêm thu nhập cho kế hoạch dài hơi trong tương lai. Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để biết tại sao bạn nên chọn đầu tư tài chính dài hạn và tham khảo những chia sẻ từ chuyên gia đầu ngành.
Đầu tư tài chính dài hạn mang đến nguồn thu nhập an toàn, ổn định
1 Đầu tư tài chính dài hạn là gì?
Nhà đầu tư sẽ lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp như: gửi tiết kiệm ngân hàng, chơi chứng khoán, trái phiếu, bất động sản hay mua vàng,... với thời gian kéo dài từ 1 - 10 năm để thu lợi nhuận. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn vào các sản phẩm tài chính với mục đích thu lợi nhuận trong tương lai dài hạn.
Hình thức đầu tư tài chính dài hạn được các nhà đầu tư yêu thích và lựa chọn bởi tính an toàn và bền vững, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, thị trường kinh tế có nhiều chuyển biến không thể lường trước.
2. Ưu, nhược điểm của đầu tư tài chính dài hạn
2.1. Ưu điểm
- Đầu tư dài hạn thường ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường, hoặc nếu có thì bạn cũng có thể xử lý rủi ro nhanh chóng và an toàn.
- Tạo nguồn thu nhập ổn định và đảm bảo cuộc sống cho tương lai, đặc biệt với những ai có kế hoạch về hưu sớm hoặc làm công việc tự do.
- Có lợi thế về thuế khi lợi nhuận thu về từ các khoản đầu tư dài hạn được tính thuế dưới mức thu nhập của bạn. Trong khi, lợi nhuận thông thường được tính thuế dưới dạng thu nhập cố định.
2.2. Nhược điểm
- Thời gian chờ đợi lợi nhuận dài, trong khi chi phí đầu tư thường rất cao.
- Cần có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực mình sẽ lựa chọn đầu tư để thu về lợi nhuận tốt.
3. Lời khuyên từ các chuyên gia về đầu tư dài hạn
Để trả lời cho câu hỏi tại sao nên lựa chọn đầu tư tài chính dài hạn, hãy tham khảo những lời khuyên sau đây từ chuyên gia:
- Xác định nguồn vốn mình có thể đầu tư: Thường khoản tiền dùng để đầu tư dài hạn nên là tiền nhàn rỗi, không nên đi vay hoặc các khoản đã có mục đích sử dụng từ trước.
- Cân nhắc kỹ hình thức đầu tư: Lĩnh vực mà bạn sắp đầu tư nên nằm trong sự hiểu biết của bạn, nắm được ưu và nhược điểm, tiềm năng phát triển trong tương lai ra sao, sau đó mới quyết định lựa chọn đầu tư hay không.
- Thời gian đầu tư là bao lâu: Bạn cần xác định được mục tiêu lợi nhuận đạt được bao nhiêu trong khoảng thời gian bao lâu. Bởi thời gian là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến mức lợi nhuận bạn thu về.
Rất nhiều hình thức đầu tư tài chính dài hạn để bạn lựa chọn
4. Các hình thức đầu tư tài chính dài hạn được yêu thích
4.1. Gửi tiết kiệm ngân hàng
Đây là hình thức an toàn, dễ dàng và mang về nguồn tiền ổn định cho người đầu tư. Dù vậy, gửi tiết kiệm ngân hàng lại không thu về lợi nhuận cao và nhanh như các hình thức khác.
4.2. Đầu tư bất động sản
Đây là kênh đầu tư bùng nổ trong những năm trở lại đây bởi khả năng sinh lời rất cao vì sức mua của thị trường vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Thế nhưng hình thức này yêu cầu bạn cần có nguồn vốn mạnh và vòng kết nối rộng để bắt nhịp với hình thức đầu tư này.
4.3. Cổ phiếu
Hình thức này hiện nay đã dần trở nên phổ biến, tuy không phải với số đông nhưng với những ai có kiến thức, có chuyên môn và nhạy bén trong việc phân tích thị trường, phân tích tài chính và dự đoán rủi ro thì rất nên thử sức. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết (dẫn link bài 30)
4.4. Chứng chỉ quỹ
Với hình thức chứng chỉ quỹ, bạn không cần đứng ra nghiên cứu thị trường, bạn chỉ cần rót vốn vào các quỹ đại chúng, các chuyên gia sẽ sử dụng tiền trong quỹ để đi đầu tư. Tuy hình thức này ít tốn công sức hơn, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận thu về không quá lớn như cổ phiếu hay trái phiếu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đầu tư dài hạn cho cá nhân và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp SME nếu muốn “dấn thân” mạnh mẽ vào con đường đầu tư tài chính/đầu tư dài hạn bài bản, hãy tham khảo khóa học chuyên môn “From Idea To IPO” của Capital X. Tham gia khóa học từ Capital X - đơn vị trực thuộc Aura Capital, bạn sẽ được tư vấn và đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, lộ trình học được thiết kế sát sao với nhu cầu của doanh nghiệp Việt, từ đó hướng đến mục tiêu chung là tạo ra nguồn tiền bền vững.