Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại quỹ đầu tư được phân loại theo những tiêu chí khác nhau, bao gồm: Quỹ đóng, quỹ mở, quỹ đại chúng, quỹ thành viên, quỹ dạng công ty, quỹ dạng hợp đồng và một số loại quỹ khác. Trong số đó, quỹ đại chúng và quỹ thành viên là hai hình thức được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy quỹ đại chúng và quỹ thành viên là gì? Làm thế nào để phân biệt hai hình thức quỹ đầu tư này? Doanh nghiệp nên chọn hình thức quỹ đầu tư nào để mang đến lợi ích nhiều nhất cho mình? Hãy cùng Aura Capital tìm hiểu ở bài viết bên dưới.
1. Quỹ đại chúng và quỹ thành viên
1.1 Quỹ đại chúng (quỹ đầu tư tập thể)
Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng chỉ quỹ rộng rãi ra công chúng. Thành viên tham gia đầu tư vào quỹ đại chúng đa số là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Mục đích đầu tư của họ chủ yếu là tận dụng số tiền nhàn rỗi để sinh lời trong thời gian dài hạn với mức lãi suất cao hơn ngân hàng mà không phải chịu rủi ro lớn như các loại hình đầu tư khác. Với quỹ đại chúng, nhà đầu tư không được kiểm soát việc ra quyết định đầu tư của quỹ mỗi ngày.
Quỹ đại chúng là hình thức huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng
1.2 Quỹ thành viên (quỹ đầu tư cá nhân)
Quỹ thành viên là loại quỹ đầu tư chứng khoán gọi vốn bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ vào một nhóm nhỏ các nhà đầu tư. Đối tượng tham gia đầu tư vào quỹ thành viên thường là các cá nhân, các định chế tài chính hoặc các tập đoàn lớn. Vì số lượng nhà đầu tư hạn chế nên tính thanh khoản của dạng quỹ đầu tư này thấp hơn so với quỹ đầu tư đại chúng. Đổi lại, các nhà đầu tư góp vào số vốn lớn và có quyền kiểm soát đầu tư quỹ. Mục đích thành lập quỹ đầu tư cá nhân thường là để đầu tư lượng vốn lớn vào những hạng mục đầu tư mạo hiểm, nhiều rủi ro.
2. Sự khác biệt giữa quỹ đại chúng và quỹ thành viên
Yếu tố |
Quỹ đại chúng |
Quỹ thành viên |
Đối tượng tham gia đầu tư |
Thường là các cá nhân hoặc pháp nhân, đa số là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chưa có nhiều kiến thức, chuyên môn phân tích thị trường chứng khoán và kinh nghiệm đầu tư. |
Là các nhà đầu tư chuyên nghiệp như các tập đoàn kinh tế, các định chế tài chính. |
Tính chất thông tin |
Quảng bá rộng rãi thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. |
Chỉ công bố thông tin trong giới hạn nội bộ, riêng lẻ và đến từng nhà đầu tư cụ thể. |
Quy mô quỹ |
Ít nhất 100 nhà đầu tư |
Số lượng thành viên góp vốn chỉ giới hạn từ 2 - 99 thành viên |
Quyền kiểm soát hoạt động của quỹ |
Không |
Có |
Tính thanh khoản |
Cao |
Thấp |
3. Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức quỹ đầu tư nào?
Có thể thấy, dù là quỹ đại chúng hay quỹ thành viên đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Đối với quỹ đại chúng, ưu điểm lớn nhất đó là an toàn, ít rủi ro và tiết kiệm thời gian cho nhà đầu tư. Bởi vì nhà đầu tư không cần tự mình theo dõi, phân tích những biến động trên thị trường. Thay vào đó, đã có các chuyên gia đầu tư có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm ở các công ty quản lý quỹ sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng chính vì tính rủi ro thấp mà lợi nhuận của hình thức quỹ này không cao. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không có quyền kiểm soát các hoạt động đầu tư của quỹ.
Trái ngược với quỹ đại chúng, quỹ thành viên có tính mạo hiểm cao hơn nên cũng đi kèm với rủi ro lớn. Tuy nhiên, nhờ đó mà lợi nhuận của quỹ thành viên thường rất cao và nhà đầu tư có quyền ra quyết định với các hoạt động đầu tư của quỹ.
Từ những ưu và nhược điểm của hai loại quỹ kể trên, có thể thấy quỹ đại chúng thích hợp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ không có chuyên môn. Còn đa số doanh nghiệp thích hợp với việc đầu tư vào quỹ thành viên hơn để có thể mang về lợi nhuận lớn cho công ty, đồng thời được tham gia vào việc kiểm soát các hoạt động đầu tư.
Doanh nghiệp thường chọn đầu tư vào các quỹ thành viên bởi các ưu điểm và bản chất của hình thức này
Để hạn chế những rủi ro khi ra các quyết định đầu tư ở quỹ thành viên, doanh nghiệp cần có sự tư vấn từ những công ty tư vấn giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư.
Tại Việt Nam, là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực Đào tạo, Đầu tư vốn – Tư vấn thiết kế lộ trình IPO cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), Aura Capital có đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong phân tích đầu tư cũng như có thể tư vấn cho các doanh nghiệp trong các hoạt động quản trị kinh doanh. Từ đó có thể giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro, tối ưu hóa nguồn vốn và mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.