Có nên trở thành công ty đại chúng? Ưu và nhược điểm

    Có nên trở thành công ty đại chúng? Ưu và nhược điểm


    Ngày 07/12/2022 - 21h06

     

    Trên thị trường chứng khoán hiện nay, hình thức công ty đại chúng thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện các hoạt động và giao dịch trên sàn. Vậy công ty đại chúng là gì? Có nên trở thành công ty đại chúng không? Trong bài viết này, hãy cùng Aura Capital tìm hiểu về thuật ngữ “Công ty đại chúng” và các ưu điểm, nhược điểm của hình thức công ty này.

     

    1. Công ty đại chúng là gì?

     

    Công ty đại chúng (tên Tiếng Anh: Public companies) là hình thức công ty cổ phần có quy mô đủ lớn để mang tính “đại chúng”, có chủ sở hữu là số lượng lớn các cổ đông. Cụ thể, theo điều 32 Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành năm 2019, thuật ngữ “Công ty đại chúng” được định nghĩa là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp dưới đây:

    - Trường hợp thứ nhất: Vốn điều lệ đã góp của công ty phải từ 30 tỷ đồng trở lên; tối thiểu 10% cổ phiếu của công ty phải được ít nhất 100 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn sở hữu.

    - Trường hợp thứ hai: Công ty đã thực hiện IPO thành công qua việc đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Điều 16, khoản 1 của Luật Chứng khoán 2019; cổ phiếu của công ty đã được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh.

     

    Công ty đại chúng là gì

    Khái niệm công ty đại chúng 

    Ở trường hợp đầu tiên, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về vốn điều lệ và số cổ động tham gia theo quy định của pháp luật, đồng thời làm làm thủ tục đăng ký và được thông qua thì mới chính thức trở thành công ty đại chúng.

    Ở trường hợp thứ hai, doanh nghiệp có quyền tự quyết định có trở thành công ty đại chúng hay không qua việc chào bán và niêm yết cổ phiếu của công ty trên sàn. Với hai loại hình này, trạng thái công ty đại chúng sẽ được tự động xác lập.

    Doanh nghiệp khi trở thành công ty đại chúng sẽ thuộc quyền quản lý của Uỷ ban Chứng khoán; các công ty cổ phần khác chưa trở thành công ty đại chúng vẫn sẽ thuộc quyền quản lý của Sở kế hoạch Đầu tư các Tỉnh, Thành phố trên địa bàn.

     

    2. Điều kiện trở thành công ty đại chúng là gì?

     

    Để trở thành công ty đại chúng, doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau:

    - Công ty có vốn điều lệ góp từ 30 tỷ VNĐ trở lên

    - Công ty có tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ cổ phần, không bao gồm các nhà đầu tư chuyên nghiệp hay các tổ chức tài chính

    -  Công ty thực hiện đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) theo đúng quy định của Pháp luật

    - Công ty có cổ phiếu được niêm yết minh bạch trên các sàn giao dịch chứng khoán

    - Công ty phải có lợi nhuận dương từ hoạt động kinh doanh ít nhất một năm trước khi thực hiện IPO.

    Trên đây là những điều kiện cơ bản mà một doanh nghiệp cần phải đáp ứng nếu muốn trở thành “Công ty đại chúng”. Tuy quá trình đăng ký sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị nhưng với những lợi ích mà công ty đại chúng mang tới cho doanh nghiệp thì việc trở thành “công ty đại chúng” vẫn là sự ưu tiên của nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay.

     

    3. Ưu và nhược điểm của công ty đại chúng là gì?

     

    3.1. Ưu điểm của công ty đại chúng

    Trở thành “công ty đại chúng” không chỉ mang tới những lợi ích cho bản thân doanh nghiệp mà còn hỗ trợ Nhà nước trong vấn đề tài chính, cụ thể là:

    • Tăng độ uy tín của công ty: Trở thành “Công ty đại chúng” đồng  nghĩa với việc tên tuổi, cổ phiếu của công ty sẽ xuất hiện công khai trên báo chí hay các sàn giao dịch chứng khoán với số liệu rõ ràng, minh bạch. Điều này sẽ làm tăng danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và cả ở ngoài xã hội, nhờ vậy sẽ mà hoạt động huy động vốn hay thu hút đầu tư sẽ trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, chi phí phát hành cổ phiếu hay trái phiếu được phát hành bởi công ty đại chúng sẽ thấp hơn các lần phát hành trước, đem đến nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của công ty.

    Ưu điểm của công ty đại chúng

     Trở thành công ty đại chúng giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư và tăng trưởng tốt hơn 

    • Là tiền đề để công ty phát triển tốt hơn: Công ty đại chúng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Uỷ ban chứng khoán, công chúng và cả xã hội cho nên các hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành công ty cần được công khai minh bạch. Nếu công ty gặp trục trặc trong quá trình vận hành, mọi người sẽ biết và điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, bên cạnh việc hoạt động tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đội ngũ lãnh đạo cũng phải luôn cố gắng không ngừng để nghiên cứu, tìm cách phát triển, cải tiến kỹ thuật, mở rộng mô hình kinh doanh giúp công ty phát triển lớn mạnh hơn.
    • Giảm bớt gánh nặng kinh tế cho Quốc gia: Các công ty đại chúng thường không cần đến sự trợ giúp vốn từ Nhà nước như các công ty khởi nghiệp hay doanh nghiệp SMEs khác. Nhờ vậy mà ngân sách Nhà nước sẽ được mở rộng hơn và sẽ có điều kiện tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đời sống của nhân dân.


    3.2. Nhược điểm của công ty đại chúng

    Để trở thành công ty đại chúng, doanh nghiệp cần phải thực hiện IPO. Việc này sẽ tiêu tốn khá nhiều ngân sách của doanh nghiệp. Cụ thể, công ty sẽ phải chi trả chi phí cho ít nhất các hoạt động sau: thuê hãng kiểm toán để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, thuê người bảo lãnh phát hành, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin phép phát hành, quảng cáo cho đợt phát hành lần đầu.

    Để có thể thực hiện IPO hiệu quả với chi phí tiết kiệm, doanh nghiệp hãy lựa chọn cho mình một đơn vị tư vấn chất lượng và uy tín. Trên thị trường hiện nay, Aura Capital là một trong những đơn vị nổi bật trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế lộ trình IPO cho các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam. Với đội ngũ mentors  giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư tài chính, Aura Capital tự tin cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được kết quả IPO thành công.

    Hy vọng qua bài viết này, các bạn độc giả của Aura có thể hiểu thêm về thuật ngữ “Công ty đại chúng” cũng như ưu và nhược điểm của loại hình công ty này. Với những doanh nghiệp muốn được tư vấn và thiết kế về lộ trình IPO đạt hiệu quả, vui lòng liên hệ với Aura Capital để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ tốt nhất!