Khi vận hành một doanh nghiệp, rủi ro tài chính là vấn đề tiềm ẩn rất khó tránh khỏi. Vậy để giảm thiểu rủi ro tài chính, có biện pháp giải quyết kịp thời, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Aura Capital.
1.Rủi ro tài chính là gì?
Rủi ro tài chính (Financial risk) được lý giải là nguy cơ doanh nghiệp bị mất tiền hoặc tài sản giá trị. Rủi ro ở đây thường xuất phát từ những phi vụ giao dịch hoặc đầu tư với khả năng thua lỗ cao.
2. Rủi ro đầu tư
Rủi ro đầu tư là những rủi ro đến từ các hoạt động giao dịch và đầu tư, và thường các rủi ro này đều đến từ nguyên nhân biến động thị trường. Các loại rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản hay rủi ro tín dụng đều nằm trong nhóm rủi ro đầu tư.
2.1 Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là những rủi ro đến từ những thay đổi đáng kể trong thị trường mà công ty đang kinh doanh. Giá trị của các khoản đầu tư hay việc doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu ngắn hoặc dài hạn đều bị ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi những thay đổi trong nền kinh tế, bởi thế cũng dễ dẫn đến các rủi ro thị trường.
2.3 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là những rủi ro mà người đi vay không có khả năng chi trả cho người cho vay khi đã đến thời hạn thanh toán, và người cho vay là bên phải chấp nhận loại rủi ro này. Rủi ro tín dụng tồn tại ở bất kỳ hình thức hợp đồng thanh toán nào. Rủi ro tín dụng thường
2.4 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro do ngân hàng thương mại thiếu khả năng chi trả tại một thời điểm nào đó, hoặc không có khả năng huy động nguồn vốn, hoặc phải huy động vốn với chi phí cao để thanh toán. Để rủi ro thanh khoản xảy ra, tức là ngân hàng thương mại đang trong tình trạng thiếu vốn hoạt động và không đủ khả năng chi trả hoặc cho vay. Nó khiến ngân hàng thương mại tổn thất về cơ hội đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
2.5 Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý là rủi ro do sự thay đổi trong các chính sách trong luật pháp hoặc quy định mới mà Chính phủ đưa ra. Từ đó ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chứng khoán, ảnh hưởng đến tình trạng kinh doanh, đến ngành hàng hoặc là cả thị trường.
3. Giải pháp quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp
Để quản trị rủi ro tài chính hiệu quả, doanh nghiệp có thể cân nhắc những lựa chọn gồm:
- Thành lập bộ phận quản trị rủi ro tài chính thuộc phòng quản trị rủi ro;
- Thành lập bộ phận quản trị rủi ro tài chính thuộc phòng quản trị tài chính;
- Sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro tài chính.
Việc lựa chọn hình thức quản trị rủi ro tài chính nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, khả năng chuyên môn, năng lực và phong cách của chủ doanh nghiệp.
Một trong những phương pháp hiệu quả để quản trị rủi ro tài chính là sử dụng dịch vụ tư vấn từ bên thứ 3 có chuyên môn
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), việc thành lập bộ phận quản trị rủi ro tài chính tương đối khó thực hiện vì thiếu nhân sự có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực này. Thay vào đó cần cởi mở hơn để nhận sự tư vấn từ các chuyên gia bên thứ 3 để giảm thiểu các rủi ro khi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là rủi ro về pháp lý.
Aura Capital có chuyên môn cao trong việc đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp nhờ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chuyên môn trong việc phân tích tình hình thị trường, tư vấn lập kế hoạch kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, quản trị các rủi ro tài chính một cách hiệu quả, đưa ra những lời khuyên và chỉ dẫn quan trọng cho doanh nghiệp.