Sự khác biệt giữa đầu tư chủ động và đầu tư thụ động

    Sự khác biệt giữa đầu tư chủ động và đầu tư thụ động


    Ngày 24/05/2023 - 15h23

    Đầu tư chủ động và đầu tư thụ động là hai cách tiếp cận khác nhau trong đầu tư tài chính. Mặc dù cùng mục đích đầu tư sinh lời, nhưng giữa hai phương thức này vẫn có sự khác biệt nhất định. Bài viết dưới đây của Aura Capital sẽ cung cấp tới độc giả những thông tin về đầu tư chủ động và đầu tư thụ động, từ đó phân tích sự khác biệt giữa hai cách đầu tư này. 

    1. Giải thích khái niệm

    Trong lĩnh vực tài chính, đầu tư là thuật ngữ chỉ việc sử dụng một số tiền hoặc tài sản để mua hoặc sở hữu một loại tài sản khác nhằm đạt được lợi nhuận trong tương lai. Người thực hiện các hành động đó được gọi là nhà đầu tư. Đầu tư có thể là mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, vàng, ngoại tệ hoặc các loại tài sản khác.

    Mục đích của đầu tư là tạo ra lợi nhuận, tăng giá trị tài sản và bảo vệ giá trị tiền tệ trước lạm phát. Đầu tư là một cách để các nhà đầu tư nhân rộng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động trong tương lai.

    1.1. Đầu tư chủ động là gì?

    Đầu tư chủ động là khi nhà đầu tư tự tiếp cận, tự quản lý danh mục đầu tư, tự quyết định về nơi/loại tài sản mình sẽ đổ tiền vào và tự thực hiện các giao dịch đó.

    Nhà đầu tư chủ động sẽ phải tự tìm hiểu và đánh giá các tài sản để tìm ra các cơ hội đầu tư tiềm năng giúp tối ưu hóa lợi nhuận. Đầu tư chủ động đòi hỏi nhà đầu tư phải trang bị cho mình kiến thức tốt, kinh nghiệm dày dặn và có quỹ thời gian lớn để theo dõi, quản lý tài sản mà mình đầu tư.

    Đầu tư chủ động là gì?

    1.2. Đầu tư thụ động là gì?

    Trái với đầu tư chủ động, nhà đầu tư thụ động là những người quan tâm tới việc đầu tư dài hạn trong tương lai, ít bị biến động ngắn hạn của thị trường làm ảnh hưởng. Tài sản mà các nhà đầu tư thụ động thường lựa chọn là sản phẩm có tính thụ động cao như quỹ hưu trí, quỹ định hướng sống, các khoản tiết kiệm có lãi.

    Đầu tư thụ động có tính ổn định và ít rủi ro, phù hợp với những nhà đầu tư không hoặc ít có kinh nghiệm, không có nhiều thời gian cho hoạt động đầu tư

    2. Sự khác biệt giữa đầu tư chủ động và đầu tư thụ động

    Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức về sự khác biệt giữa đầu tư chủ động và đầu tư thụ động.

      Đầu tư chủ động Đầu tư thụ động
    Chi phí

    Đầu tư chủ động thường có chi phí cao hơn đầu tư thụ động.

    Nguyên nhân: Nhà đầu tư chủ động thường muốn sinh lời lớn từ thị trường nên thường sẽ phải trả phí giao dịch hoặc phí quản lý quỹ mở cao hơn theo tần suất nhiều trong suốt quá trình đầu tư.

    Đầu tư thụ động có mức chi phí thấp hơn.

    Nguyên nhân: Do sự khác biệt về mục tiêu lợi nhuận, nhà đầu tư thụ động hạn chế việc giao dịch thường xuyên mà cứ để neo theo thị trường chung, không can thiệp quá nhiều vào quá trình đầu tư

    Kinh nghiệm Đầu tư chủ động yêu cầu nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về thị trường và đầu tư để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.  Đầu tư thụ động thường ít yêu cầu kinh nghiệm và kiến thức từ nhà đầu tư đầu tư, do đó có thể phù hợp với những người mới bắt đầu đầu tư.
    Thời gian Đầu tư chủ động yêu cầu nhiều thời gian để phân tích thị trường, đưa ra quyết định đầu tư và quản lý đầu tư.

    Đầu tư thụ động thường đơn giản hơn và ít tốn kém thời gian hơn.

     

    Ví dụ: Gửi tiết kiệm hàng năm và hưởng lãi suất từ ngân hàng cũng là một hình thức đầu tư. Tuy nhiên bạn không cần phải tốn thời gian làm gì nhiều mà chỉ cần đưa tiền ra gửi và sau đó đợi tới thời gian hưởng lãi là được.

    Lợi nhuận

    Đầu tư chủ động có thể đem lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư thụ động. 

    Khi đầu tư chủ động, nhà đầu tư thường tìm kiếm để chọn lựa những cơ hội đầu tư tiềm năng và quản lý một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận.

    Đầu tư thụ động thường có lợi nhuận ổn định và an toàn hơn. Chính vì vậy mà mức lợi nhuận thu về cũng ít hơn nhiều so với đầu tư chủ động.
    Tính linh hoạt

    Đầu tư chủ động có tính linh hoạt cao hơn do người đầu tư có thể tùy ý thay đổi các quyết định đầu tư dựa trên tình hình thị trường và hoàn cảnh cá nhân. 

    Nếu thị trường biến động, người đầu tư có thể tùy ý mua và bán các khoản đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro.

    Đầu tư thụ động có tính linh hoạt thấp hơn do các quyết định đầu tư đã được định sẵn trong các khoản đầu tư đó. 

    Vì vậy, nhà đầu tư ít có khả năng thay đổi hoặc điều chỉnh các khoản đầu tư một khi đã đầu tư vào chúng.

    Tóm lại, đầu tư chủ động và đầu tư thụ động đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo sở thích, tính cách, mục tiêu và khối lượng tài sản mà nhà đầu tư có thể lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp với bản thân. 

    Trên đây là những kiến thức về đầu tư chủ động và đầu tư thụ động mà bạn nên biết trước khi quyết định “bước chân” vào thế giới đầu tư. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ với Aura Capital để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất nhé! Chúc các bạn đầu tư thành công.