Dell: Công ty máy tính có kèo ăn cao nhất lịch sử nhờ vào mô hình chiếm dụng vốn

    Dell: Công ty máy tính có kèo ăn cao nhất lịch sử nhờ vào mô hình chiếm dụng vốn


    Ngày 28/02/2023 - 15h55

    Mô hình chiếm dụng vốn có thể hiểu là trả tiền trước, dùng dịch vụ sau nhằm phục vụ cho hoạt động doanh nghiệp. Nhắc đến Dell, có nghĩa là bạn nhắc đến công ty máy tính khổng lồ với năng lực lõi là sản xuất chip điện tử và máy tính có chất lượng xuất sắc. Và doanh thu của họ là bao nhiêu?

    1) Mô hình kinh doanh đặc biệt

    Con số doanh thu đạt mức 64 tỷ đô la/tháng. Khách hàng khi mua sản phẩm của Dell sẽ phải trả tiền ngay cho công ty. Sau đó họ sẽ trả lại tiền linh kiện cho các nhà cung cấp sau 90 ngày.

    Nếu bạn nhìn đơn giản vậy thì mô hình kinh doanh của Dell không có gì đặc biệt. Nhưng hãy để ý là, họ thu tiền khách hàng ngay nhưng 3 tháng sau họ mới hoàn lại cho khách hàng, vậy số tiền Dell thu trong 3 tháng ấy dùng để làm gì?

    Với chiến lược mô hình thông minh, Dell đã có một lượng khách hàng lớn cùng lợi nhuận khổng lồ

    Nếu bạn có 64 tỷ đô la, giả sử bạn gửi ngân hàng lãi không kỳ hạn 0,5%/tháng, bạn sẽ có lãi bao nhiêu tiền thêm một tháng: đó là 320 triệu đô la. Một con số không hề nhỏ.

    2) Nỗi đau thị trường

    Nhưng nỗi đau là, sẽ chẳng có ngân hàng nào nhận gửi tiết kiệm 64 tỷ đô la cả, vì đó là con số quá lớn, các ngân hàng sẽ không thể giải ngân hết số tiền này để trả lãi cho Dell. Vậy họ phải làm gì để giải quyết nỗi đau “quá nhiều tiền” này? Và một mô hình kinh doanh mới ra đời.

    Họ sử dụng số tiền thu trước của khách hàng và đẩy vào thị trường Forex, giao dịch ngoại hối: đòn bẩy 1:1000. Tổng số tiền họ mua lên tới 6400 tỷ đô và họ mua các đồng Euro, Bảng Anh, Yên Nhật. Một điều đặc biệt là khi bạn đổ vào thị trường một số tiền lớn như vậy, đồng tiền đó ngay lập tức thay đổi về giá trị. Dell mua tiền nào, tiền đó đổi chiều. Và rất nhiều người trên thị trường Forex, chỉ cần theo dõi: Dell mua đồng tiền nào thì họ mua theo là sẽ có lợi nhuận. Không một ngân hàng nào dám đi ngược lại với Dell.

    Nói một cách khái quát, sở dĩ Dell có được một khoản tiền lớn như vậy để có thể đầu tư cho một lĩnh vực khác, mấu chốt là do họ chiếm dụng được vốn của các nhà cung cấp trong ba tháng: họ sử dụng nguồn vốn này để kinh doanh tài chính.

    Mô hình ở đây có thể thấy là mô hình chiếm dụng vốn, trả tiền trước, dùng dịch vụ sau. Ta có thể gặp cách làm này ở các ứng dụng đóng tiền trước một năm hoặc một tháng. Ví dụ như Amazon cũng giữ tiền của người bán trong 82 ngày sau khi phát hành giao dịch trên kênh thương mại điện tử của họ. Hay Zappos, công ty giày hạnh phúc nhất thế giới, cũng chiếm dụng vốn đến 365 ngày.