Biên lợi nhuận

    Giải Mã Biên Lợi Nhuận Và Cách Tính Biên Lợi Nhuận Chuẩn Nhất


    Ngày 19/04/2023 - 13h30

    Chỉ số tài chính của một doanh nghiệp được xem là yếu tố then chốt, giúp đội ngũ quản trị đánh giá được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Và biên lợi nhuận là một trong những chỉ số quan trọng mà người điều hành phải rõ “nằm lòng”. Vậy biên lợi nhuận là gì và cách tính biên lợi nhuận ra sao? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây của Aura Capital.

     

    Biên lợi nhuận ròng là thước đo sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp

     

    1. Biên lợi nhuận là gì?

    Biên lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận (tiếng anh là Profit Margin) là mức chênh lệch giữa doanh thu với lợi nhuận, cụ thể hơn là giữa giá bán ra của một sản phẩm với chi phí sản xuất + các chi phí phục vụ sản xuất khác. 

    Như vậy, biên lợi nhuận được sử dụng để đánh giá mức độ kiếm tiền hay sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, ban lãnh đạo hay các nhà đầu tư sẽ có căn cứ để lên kế hoạch kinh doanh tiếp theo, kêu gọi đầu tư hoặc điều chỉnh các chi phí để phù hợp với tình hình tài chính hiện tại.

    2. Biên lợi nhuận (Profit Margin) gồm những loại nào và cách tính

    Hiện nay, biên lợi nhuận được chia thành 3 loại sau: Tỷ suất biên lợi nhuận gộp, hệ số biên lợi nhuận hoạt động & hệ số biên lợi nhuận ròng. 

    Có 3 loại biên lợi nhuận giúp bạn xác định chi tiết hơn về lợi nhuận ở từng hạng mục

    2.1 Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

    Biên lợi nhuận gộp là doanh số bán hàng còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí giá vốn bán hàng, các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ như nguyên vật liệu, nhân công.

    Đây được xem là bức tranh lợi nhuận thô nhất của một doanh nghiệp, với công thức tính như sau:

    Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu thuần x 100

    Trong đó:

    Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ - các khoản khác

    Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn ban đầu của sản phẩm

    2.2 Biên lợi nhuận hoạt động (Operating profit margin)

    Đây là cách đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi trả lãi và thuế và sau khi đã trừ các chi phí sản xuất như tiền lương, nguyên liệu, trang thiết bị văn phòng,... Đặc biệt, chỉ số này còn giúp doanh nghiệp tự đánh giá được khả năng hoạt động của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc các doanh nghiệp cùng ngành.

    Công thức cụ thể:

    Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu của doanh nghiệp

    2.3 Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)

    Đây là thước đo thu nhập ròng hoặc lợi nhuận của một doanh nghiệp. Và biên lợi nhuận ròng cũng phản ánh tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đó là bao nhiêu.

    Công thức cụ thể như sau:

    Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu thuần) x 100%

    Như vậy, Aura Capital đã điểm qua những thông tin cần biết về biên lợi nhuận. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm, tầm quan trọng và các loại biên lợi nhuận trên thị trường hiện nay.