Đầu tư ủy thác là gì và cách lựa chọn kênh đầu tư an toàn

    Hiểu đúng về đầu tư ủy thác. Các lưu ý để lựa chọn kênh đầu tư an toàn


    Ngày 07/12/2022 - 20h39

    Bên cạnh việc tự đầu tư trực tiếp thì đầu tư ủy thác cũng là cách thức được nhiều nhà đầu tư quan tâm với cam kết mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với tự đầu tư. Tuy nhiên vì lợi nhuận cao nên hình thức này cũng đem đến nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Qua bài viết này, Aura Capital sẽ cung cấp các thông tin giúp đọc giả hiểu đúng về đầu tư ủy thác và các lưu ý để lựa chọn kênh đầu tư an toàn.

     

    1. Đầu tư ủy thác là gì?

    Đầu tư ủy thác, hay còn được biết tới tên gọi “ủy thác đầu tư” - hiểu đơn giản là hình thức đầu tư “hộ” mà theo đó, bên ủy thác sẽ giao tiền, vốn của mình cho một cá nhân hoặc tổ chức để nhờ họ đại diện đầu tư thay.

    Đầu tư ủy thác thường được biết tới là hoạt động của doanh nghiệp mà trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là bên ủy thác - giao vốn đầu tư cho bên nhận ủy thác - nhận vốn đầu tư để có thể tiến hành hoạt động đầu tư nhằm mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. 

    Bên được ủy thác sẽ được hưởng phí ủy thác và nhân danh bên ủy thác để thực hiện một số hoạt động đầu tư trong phạm vi ủy thác, mọi rủi ro sẽ do bên ủy thác chịu.

    Đầu tư ủy thác là gì?

    Đầu tư ủy thác là hình thức đầu tư phổ biến 

     

    Ủy thác đầu tư là hình thức kinh doanh có điều kiện và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép để hoạt động. Các công ty chuyên nhận ủy thác phổ biến tại Việt Nam hiện nay là các công ty quản lý quỹ, công ty tài chính hoặc các quỹ đầu tư.

     

    2. Quy định về luật đầu tư ủy thác

    Tại Việt Nam, luật đầu tư ủy thác được chia làm hai phần theo nguyên tắc của ủy thác đầu tư và quy định về hợp đồng ủy thác.

    Nguyên tắc khi đầu tư ủy thác: 

    • Đầu tư ủy thác phải được xác định bằng văn bản
    • Nội dung ủy thác giữa hai bên phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật
    • Bên nhận ủy thác không được ủy thác lại hoạt động đầu tư cho bên thứ ba
    • Bên nhận ủy thác không được sử dụng vốn trái mục đích và mong muốn đầu tư của bên ủy thác
    • Các khoản ủy thác bằng ngoại tệ phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định liên quan

     

    Quy định về hợp đồng ủy thác: 

    Hợp đồng phải có tối thiểu các nội dung sau:

    • Thông tin cơ bản của bên ủy thác và bên nhận ủy thác: tên, địa chỉ, đối tượng ủy thác
    • Mục đích ủy thác, phạm vi và nội dung ủy thác
    • Thời hạn ủy thác, chi phí ủy thác
    • Tiền vốn ủy thác, thời gian giao vốn cho bên nhận ủy thác
    • Quyền, nghĩa vụ của hai bên
    • Các tranh chấp liên quan và cách xử lý 
    • Các nội dung khác do hai bên tự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

     

    3. Các lưu ý để lựa chọn kênh đầu tư an toàn

    Các lưu ý để lựa chọn kênh đầu tư an toàn

    Các lưu ý khi chọn hình thức ủy thác đầu tư 

     

    So với tự đầu tư trực tiếp, đầu tư ủy thác sẽ mang đến lợi nhuận cao ổn định, an toàn và giúp tăng trưởng kinh tế tốt hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu các doanh nghiệp lựa chọn sai bên để ủy thác. Chính vì vậy, dưới đây là những lưu ý cho doanh nghiệp khi lựa chọn ủy thác đầu tư:

    - Lựa chọn đơn vị nhận ủy thác uy tín: 

    Nếu bên nhận ủy thác có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, là công ty mới thành lập, còn non trẻ và chưa có độ uy tín trên thị trường thì khả năng sẽ khiến nguồn vốn đầu tư bị thất thoát và không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    - Xác định được mục đích của hoạt động đầu tư: 

    Nếu chỉ thuê một bên thứ ba và đưa ra mong muốn chung chung rồi đợi chờ họ sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều không thể. Ủy thác chỉ thành công khi doanh nghiệp rõ ràng được điều mình muốn và cách thức để thực hiện được nó.

    - Kiểm tra quỹ đầu tư ủy thác: 

    Trước khi quyết định đầu tư ủy thác, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra lại các thông tin về quỹ đầu tư như chỉ số của quỹ, lợi nhuận từ quỹ qua các năm, cơ cấu nguồn vốn của quỹ… để lựa chọn được quỹ đầu tư phù hợp nhất.

     

    4. Top công ty ủy thác đầu tư uy tín

    Ủy thác đầu tư có đem lại lợi nhuận hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: sự biến động của thị trường (khách quan) và năng lực đầu tư của bên nhận ủy thác (chủ quan). Để doanh nghiệp có thể lựa chọn đơn vị ủy thác uy tín, dưới đây là top những công ty ủy thác đầu tư hàng đầu hiện nay:

    • Công ty quản lý Quỹ VinaCapital (VCFM): một trong những tập đoàn đầu tư và quản lý tài sản lớn nhất tại Việt Nam; đã và đang quản lý nhiều tài khoản ủy thác và dự án đầu tư vào nhiều loại tài sản như cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu tư nhân, trái phiếu, bất động sản, công nghệ thông tin…
    • Công ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Đầu Tư Dragon Capital Việt Nam (DCVFM): sở hữu đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp trong ngành, có sự am hiểu sâu sắc về thị trường cùng chuyên môn đa dạng gồm quản lý đầu tư, ủy thác đầu tư, phân tích kinh tế vĩ mô, giao dịch, pháp lý và dịch vụ khách hàng…
    • Công ty quản lý Quỹ PVCB Capital: được biết đến là cầu nối giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp với nhiều cơ hội đầu tư trong thị trường, nhờ đó mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thông qua nghiệp vụ quản lý Quỹ, đầu tư ủy thác chuyên nghiệp của đội ngũ các chuyên gia của PVCB Capital.
    • Công ty Aura Capital: một trong những tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực Đào tạo, Đầu tư vốn cho các doanh nghiệp SMEs hàng đầu hiện nay. Sở hữu đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, Aura Capital sẽ xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp cho từng khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp. 

    Những chia sẻ trên do Aura Capital tổng hợp với mong muốn các doanh nghiệp SMEs, các nhà đầu tư có thể hiểu đúng về đầu tư ủy thác, có cơ sở để lựa chọn được cho mình các kênh, quỹ đầu tư an toàn, giảm thiểu rủi ro. 

    Lựa chọn Aura Capital trở thành đơn vị nhận đầu tư ủy thác, doanh nghiệp sẽ nhận được các thông tin chuyên sâu cần thiết, các báo cáo tài chính về quỹ đầu tư và lộ trình đầu tư bài bản để có thể tối ưu hóa lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển tốt nhất!