3 Giai đoạn trong định vị xây dựng thương hiệu

    3 Giai đoạn trong định vị xây dựng thương hiệu


    Ngày 15/06/2023 - 14h38

    Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng và phát triển một hình ảnh, một giá trị cốt lõi và một danh tiếng đặc biệt cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức. Mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu là tạo ra một sự khác biệt và tạo niềm tin trong tâm trí khách hàng. Quá trình này không chỉ liên quan đến việc thiết kế logo và slogan mà còn bao gồm cả việc xác định đặc điểm riêng, giá trị cốt lõi và cách thức giao tiếp với khách hàng.

    Tương tự như cách mà mọi người gắn kết với nhau, khách hàng cũng gắn bó với các thương hiệu theo nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn đó thể hiện và định lượng độ sâu sắc của một mối quan hệ thân thiết với thương hiệu. Cùng với các hình mẫu, chúng cùng tạo nên cơ sở của mô hình thương hiệu thân thiết. Có tất thảy ba giai đoạn chính yếu Mỗi giai đoạn đều được hình thành theo cấp độ tiến lên: Giai đoạn chia sẻ, Giai đoạn gắn kết, Giai đoạn hòa nhập

    >> Sức mạnh chiến lược marketing cho các doanh nghiệp nhỏ

    1) GIAI ĐOẠN CHIA SẺ

    Đây là giai đoạn sớm nhất của tiến trình thương hiệu thân thiết và là thời điểm hình thành một mối quan hệ tương trợ. Các bên sẽ trao đổi thông tin với nhau, khách hàng biết nhiều hơn về thương hiệu và ngược lại.

    Sự chia sẻ diễn ra khi một người và một thương hiệu kết nối, tương tác với nhau. Kiến thức được lan toả và mỗi người sẽ được cung cấp rõ thông tin về thương hiệu (và ngược lại). Trong giai đoạn chia sẻ, sự thu hút diễn ra qua sự tương hỗ và sự đảm bảo lẫn nhau.

    Disney và Netflix đều kết nối khách hàng qua công cụ giải trí, nhưng lại bắt đầu với hai thái cực đối lập nhau. Disney được nhớ đến với những bộ phim đặc trưng đã trở thành biểu tượng. Trong khi đó, Netflix chỉ là một gã thanh niên non trẻ chuyên cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến.

    Disney và Netlix luôn có một lượng lớn khách hàng trung thành

    Hai thương hiệu có sức mạnh chi phối cả ngành công nghiệp giải trí này đều có điểm chung ở chỗ họ củng cố sự thân thiết chủ yếu qua giai đoạn chia sẻ. Cà hai đều sử dụng những phương pháp khác nhau để duy trì tính tương thích với khách hàng.

    2) GIAI ĐOẠN GẮN KẾT

    Gắn kết là khi một sự móc nối được hình thành và mối quan hệ giữa con người-thương hiệu dần trở nên quan trọng, bền vững hơn. Đây là thời điểm của sự chấp nhận và xây dựng lòng tin.

    Nổi bật trong giai đoạn gắn kết là ngành công nghiệp ô tô. BMW và Mercedes là những thương hiệu ô tô xa xỉ nổi bật với các mô hình như “đáp ứng khách hàng", “chiều chuộng", và “nhận diện". Mercedes làm hài lòng khách hàng trẻ tốt hơn so với khách lớn tuổi, trong khi BMW lại vượt xa Mercedes với lượng khách trải dài trên mọi lứa tuổi. 

    “BMW đã làm rất tốt việc tạo dựng sự gắn kết với mọi người. Tôi đã mua sản phẩm của BMW từ năm 1984 và tôi luôn tin tưởng thương hiệu này.” - Kháng hàng người Mỹ.

    “Ô tô Mercedes-Benz được thiết kế theo cách giúp tôi thoát ra khỏi những quy chuẩn truyền thống, sự tẻ tại và đôi khi là cả lực hút Trái Đất. Giữa chúng tôi đã hình thành một mối quan hệ thân thiết và tôi sẽ không thể sử dụng bất cứ ô tô nào khác.” - Khách hàng người Đức.

    BMW và Mercedes là những thương hiệu ô tô xa xỉ nổi bật với các mô hình như “đáp ứng khách hàng", “chiều chuộng", và “nhận diện".

    3) GIAI ĐOẠN HÒA NHẬP

    Hoà nhập là khi người dùng và thương hiệu được kết nối cố định với nhau. Ở giai đoạn này, sự hiện diện của con người và thương hiệu sẽ gắn kết, trở nên đồng nhận diện.

    Coca-Cola (đồ uống) và Harley-Davidson (hãng mô tô) là hai thương hiệu khắc họa rõ nhất những lợi ích có được từ giai đoạn hòa nhập. Cả hai đều là những thương hiệu đặc trưng, tinh túy nhất, đã phát triển hàng thập kỷ và xây dựng một lượng người dùng đông đảo, tận tâm.

    Hãng Harley-Davidson đã trở thành một phần phong cách sống của người đi mô tô, khách hàng của họ không chỉ yêu thích thương hiệu mà họ còn dần trở thành chính thương hiệu đó, họ chìm đắm trong vẻ đẹp tinh tế của sản phẩm mà dần gia nhập vào hội nhóm có chung sở thích.

    “Coca-Cola đã tạo ra những sản phẩm chất lượng và có những chiến dịch quảng cáo thu hút khiến tôi thường xuyên mua sản phẩm của họ. Nó như thể một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi vậy.” - Khách hàng người Mỹ.

    Cuộc chiến giữa các thương hiệu trong thời đại quảng cáo, truyền thông, marketing bùng nổ, thương hiệu nào vượt lên khỏi đám đông nhạt nhòa, thương hiệu ấy cầm chắc chiến thắng trong tâm trí khách hàng.

    >> Miliket: Chiến lược cạnh tranh của vua mì tôm để thương hiệu Việt mãi trường tồn

    >> Jimmy Choo - Thành công của thương hiệu đến từ đôi giày "Lọ Lem"