Trong những năm gần đây, doanh nghiệp SME được nhắc tới khá nhiều khi chỉ những công ty có số quy mô không quá lớn và số lượng nhân viên không dồi dào. Vậy doanh nghiệp SME là gì? Các công ty SME có phải là công ty Startup không? Qua bài viết này, Aura Capital sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần biết về doanh nghiệp SME.
1. Doanh nghiệp SME là gì?
Khái niệm doanh nghiệp SMEs
Trước khi hiểu rõ hơn về “doanh nghiệp SME”, cần phải nắm được khái niệm “SME là gì?”. Hiểu đơn giản nhất thì SME là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Small and Medium Enterprise - dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Từ định nghĩa SME ở trên, có thể hiểu “doanh nghiệp SME” là loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (có thể nhỏ về vốn, nhân sự hoặc doanh thu…). Hiện nay, mô hình doanh nghiệp SME ngày càng được mở rộng và phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Theo số liệu thống kê được thì riêng trong năm 2015, loại hình doanh nghiệp SME chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp và tạo ra hơn 50% trên tổng số việc làm cho người lao động trên toàn thế giới.
2. Phân loại các doanh nghiệp SME
Tại Việt Nam, Chính phủ hiện hành đã quy định rõ trong Nghị định số 39 được ban hành 11/3/2018 về việc phân loại các doanh nghiệp SMEs trên điều kiện kinh tế và lĩnh vực hoạt động như sau:
Lĩnh vực | Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa |
---|---|---|---|
Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp |
- Số người lao động tham gia đóng BHXH không quá 10 người/năm. - Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không được quá 3 tỷ đồng/năm. |
- Số người lao động tham gia đóng BHXH không quá 100 người/năm. - Tổng doanh thu của doanh nghiệp không được quá 50 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không được quá 20 tỷ đồng/năm |
- Số người lao động tham gia đóng BHXH không quá 200 người/năm. - Tổng doanh thu không được quá 200 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn của doanh nghiệp không quá 100 tỷ đồng/năm |
Thương mại Dịch vụ |
- Số người lao động tham gia đóng BHXH không quá 10 người/năm. - Tổng doanh thu của doanh nghiệp không được quá 10 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng/năm. |
- Số người lao động tham gia đóng BHXH không quá 50 người/năm. - Tổng doanh thu của doanh nghiệp không được quá 100 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng/năm. |
- Số người lao động tham gia đóng BHXH không quá 100 người/năm. - Tổng doanh thu của doanh nghiệp không được quá 300 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng/năm. |
3. Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp SMEs và công ty Startup
Sự khác biệt giữa công ty SME và công ty Startup
Nhiều người lầm tưởng rằng các doanh nghiệp SMEs với công ty Startup có tính chất giống nhau, tuy nhiên thực chất đây lại là hai mô hình hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng Aura hiểu rõ sự khác nhau qua bảng so sánh dưới đây.
Đặc điểm | Doanh nghiệp SME | Công ty Startup |
---|---|---|
Mục tiêu kinh doanh | Loại hình kinh doanh của SMEs thường theo một mô hình có sẵn, đã được thử nghiệm với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ. | Startup để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp; một Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một doanh nghiệp có quy mô lớn với một tầm nhìn rộng. |
Tính cạnh tranh | Doanh nghiệp SME không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào phát triển ý tưởng đột phá mà dựa trên nhu cầu của thị trường và mô hình kinh doanh có sẵn. | Lợi thế cạnh tranh của các công ty Startup dựa trên ý tưởng, ý tưởng độc đáo, mang tính đột phá sẽ giúp công ty phát triển. |
Chủ sở hữu | Chủ sở hữu thường là cá nhân, các công ty gia đình, ít huy động vốn từ bên ngoài. | Chủ sở hữu thường là một nhóm cổ đông, những người đóng cổ phần và tài trợ cho công ty. |
Khả năng tăng trưởng | Công ty SMEs có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, có thể tạo ra lợi nhuận từ những ngày đầu tiên công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh. | Công ty Startup có thể tăng trưởng chậm hơn do phải mất thời gian để công ty có thể đi vào hoạt động ổn định và có khách hàng; thậm chí nhiều Công ty Startup còn bị lỗ trong thời gian đầu thành lập. |
4. Vai trò của công ty SME đối với sự phát triển của kinh tế
Các công ty SME đóng vai trò không nhỏ với sự phát triển của nền kinh tế và giúp giải quyết các vấn đề an sinh - xã hội hiệu quả trên toàn thế giới, cụ thể là:
- Hỗ trợ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao khả năng phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
- Đóng góp từ 30% đến 53% tổng thu nhập sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm và sản xuất 19 - 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế, giúp kinh tế phát triển bền vững nhờ tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
- Trở thành trụ cột cho nền kinh tế địa phương, tạo ra công ăn việc làm cho người dân, đóng góp làm tăng doanh thu ngân sách và chiếm một vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nhờ đó thu hẹp được khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Hy vọng những thông tin mà Aura Capital nghiên cứu và tổng hợp được qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp SME, sự khác biệt của SMEs với Startup và vai trò quan trọng của các doanh nghiệp SMEs đối với nền kinh tế trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.