Hủy niêm yết chứng khoán là gì? Nguyên nhân và giải pháp

    Thế nào là hủy niêm yết? Nguyên nhân và giải pháp


    Ngày 07/12/2022 - 20h32

     

    Khi các mã chứng khoán không còn đáp ứng được các điều kiện niêm yết chứng khoán nữa thì sẽ bị hủy niêm yết để đảm bảo quyền lợi của cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thế nào là hủy niêm yết? Lý do cổ phiếu bị hủy niêm yết? Giải pháp, điều kiện để doanh nghiệp có thể niêm yết trở lại là gì? Hãy cùng Aura Capital tìm hiểu qua nội dung bên dưới.

     

    1. Hủy niêm yết chứng khoán là gì?

    Hủy niêm yết chứng khoán là khi một mã chứng khoán đã được niêm yết bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán.

    Hủy niêm yết chứng khoán có hai loại:

    • Hủy tự nguyện: Doanh nghiệp tự đề nghị hủy niêm yết chứng khoán của mình trên sàn giao dịch.
    • Hủy bắt buộc: Doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện trên sàn giao dịch khiến cổ phiếu của mình bị hủy.

    Hủy niêm yết chứng khoán là gì?

    Hủy niêm yết chứng khoán là khi một mã chứng khoán bị chấm dứt hoạt động tại sàn giao dịch

     

    2. Tại sao cổ phiếu bị hủy niêm yết

    Hủy niêm yết tự nguyện:

    - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ trong nhiều năm liền, vốn thị trường giảm trầm trọng.

    - Đại hội đồng cổ đông quyết định và hơn 50% cổ đông (không phải cổ đông lớn) bỏ phiếu biểu quyết đồng ý hủy niêm yết.

    - Tuy nhiên, dù thuộc một trong hai lý do trên thì doanh nghiệp cũng không được phép hủy niêm yết nếu: cổ phiếu được niêm yết chưa tới 2 năm, kể từ ngày niêm yết lần đầu.

    Hủy niêm yết bắt buộc:

    - Công ty không đáp ứng được điều kiện niêm yết chứng khoán tại Việt Nam (Tham khảo: Quy trình niêm yết cho các doanh nghiệp mới)

    - Trong vòng 1 năm, trên sàn chứng khoán không có bất kỳ giao dịch nào được thực hiện đối với cổ phiếu của công ty.

    - Dừng hoạt động kinh doanh chính từ 1 năm trở lên.

    - Trong 3 năm liên tiếp công ty đều bị thua lỗ, tổng số lỗ vượt quá tổng số vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính gần nhất.

    - Trong 3 năm liền, công ty đều vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính

    - Công ty bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh.

     

    3. Điều kiện để niêm yết trở lại

    Để có thể niêm yết trở lại, công ty có cổ phiếu bị hủy niêm yết chỉ có thể đăng ký niêm yết lại sau khi thực hiện giao dịch trong ít nhất 2 năm trên trên hệ thống giao dịch Upcom. Đồng thời, công ty phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

    - Công ty phải là công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên tại thời điểm đăng ký niêm yết, và được căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất. Tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong lần chào bán ra công chúng gần nhất, giá vốn hóa của công ty phải đạt ít nhất 30 tỷ đồng.

    - Đại hội đồng cổ đông đã thông qua niêm yết.

    - Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) của năm ngay trước năm đăng ký niêm yết phải đạt tối thiểu 5%. 

    - Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong 2 năm liên tiếp ngay trước năm đăng ký niêm yết.

    - Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm tính tới thời điểm đăng ký niêm yết.

    - Không có lỗ lũy kế theo báo cáo tài chính năm gần nhất.

    - Doanh nghiệp phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông (không phải cổ đông lớn) sở hữu. 

    - Công ty và người đại diện pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán trong vòng 2 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.

    - Hồ sơ đăng ký niêm yết được tư vấn bởi công ty chứng khoán.

    Điều kiện để niêm yết trở lại

    Công ty có cổ phiếu bị hủy niêm yết chỉ có thể niêm yết trở lại sau khi giao dịch 2 năm trên Upcom và đáp ứng các điều kiện về niêm yết 

     

    Có thể thấy, quy trình niêm yết chứng khoán vốn đã phức tạp, thì việc giữ cho các cổ phiếu của công ty được tiếp tục duy trì giao dịch cũng là một hành trình không đơn giản. Hơn nữa, khi chứng khoán bị hủy niêm yết, điều kiện để niêm yết trở lại càng phức tạp hơn. Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn cần có sự hỗ trợ của các công ty tư vấn để có thể thuận lợi trong hành trình IPO cũng như chiến lược kinh doanh dài lâu.

    Aura Capital với các khóa đào tạo và tư vấn giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị kỹ càng từ trước khi niêm yết, tránh trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết cũng như có thể giúp đỡ tư vấn cho các doanh nghiệp đã bị hủy niêm yết những giải pháp để niêm yết trở lại. Về lâu dài, còn tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh với tầm nhìn rộng mở và bền vững.

    Tham khảo: Khóa đào tạo “From idea to IPO”