Lộ trình IPO chuẩn cho các doanh nghiệp SME

    Lộ trình IPO chuẩn cho các doanh nghiệp SME


    Ngày 07/12/2022 - 20h28

    Vì sao nhiều chủ doanh nghiệp Việt bị kẹt trong lối mòn xoay quanh những mục tiêu ngắn hạn, không có khả năng mở rộng doanh nghiệp và thường trở thành những doanh nghiệp bị đào thải sớm nhất khi kinh tế thị trường có dấu hiệu suy thoái? Bởi đặc trưng của nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt là sự nghiệp dư trong việc quản trị nhân sự, tài chính cho đến cả truyền thông, Marketing. Vì thiếu hụt kinh nghiệm điều hành cũng như thiếu “va chạm” với thị trường. 

     

    Có một cách khắc phục hầu hết những nhược điểm kể trên, tối ưu từ việc quản trị doanh nghiệp, vốn cho đến kỹ năng điều hành cấp cao, và tầm nhìn phát triển dài hạn. Đó chính là IPO. Vậy IPO là gì? Doanh nghiệp được lợi gì khi IPO? Lộ trình IPO cho doanh nghiệp SME ra sao? Quy trình IPO ở Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Aura Capital tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

     

    1. IPO là gì? Doanh nghiệp được lợi gì khi IPO?

    IPO (Initial Public Offering) có nghĩa là “chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng”. Thuật ngữ này dùng để nói đến việc một công ty lần đầu huy động vốn từ công chúng bằng cách phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán. Công ty sau khi IPO sẽ được gọi là công ty đại chúng.

    IPO là gì?

    IPO là việc một công ty lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán

     

    Khi IPO, bên cạnh lợi ích có thể huy động vốn nhanh chóng nhờ vào việc huy động vốn từ công chúng, doanh nghiệp còn hưởng được nhiều lợi ích khác như cung cấp thanh khoản cho những cổ đông sáng lập, từ đó cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các giao dịch sáp nhập và mua lại. 

     

    Bên cạnh đó, thông qua việc công bố thông tin cũng giúp tăng thêm tính minh bạch cho doanh nghiệp, thuận tiện hơn cho việc mở rộng quy mô kinh doanh và tăng giá trị công ty. Đồng thời, IPO còn khẳng định nguồn lực và vị thế của doanh nghiệp trước công chúng, “đánh bóng” tên tuổi cho thương hiệu, từ đó dễ dàng thu hút nguồn nhân lực tiềm năng cho doanh nghiệp.

     

    2. Quy trình IPO ở Việt Nam

    Thông thường, quy trình IPO ở Việt Nam thường diễn ra như sau:

    - Xin ý kiến của hội đồng cổ đông: Thống nhất số vốn cần huy động và tỷ lệ, số lượng cổ phiếu dự định phát hành.

    - Thành lập Ban tổ chức, xin phép phát hành chứng khoán ra công chúng: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán, tìm hiểu và chọn lựa các đơn vị bảo lãnh phát hành, liên hệ với đơn vị tư vấn, công ty kiểm toán để xây dựng phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ IPO.

    - Định giá chứng khoán: Định giá hợp lý, đáp ứng được cả nhu cầu người bán và người mua.

    - Xác nhận báo cáo tài chính và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.

    - Xin phép niêm yết: Doanh nghiệp chỉ được phép phát hành chứng khoán khi được Ủy ban chứng khoán cho phép.

    - Thông báo phát hành chứng khoán: Khi được cấp phép, doanh nghiệp IPO cần thông báo việc này trên các phương tiện truyền thông đại chúng bằng bản cáo bạch chính thức.

    Tham khảo thêm: Quy trình niêm yết chứng khoán cho các doanh nghiệp mới

    -  Báo cáo kết quả đợt phát hành: Đăng ký, lưu trữ, chuyển giao, thanh toán chứng khoán và báo cáo kết quả đợt phát hành cho Ủy ban chứng khoán.

    Quy trình tiến hành IPO cho doanh nghiệp thường tốn kém và mất nhiều thời gian

    Quy trình tiến hành IPO cho doanh nghiệp thường tốn kém và mất nhiều thời gian

     

    Quy trình để tiến hành IPO cho doanh nghiệp là một quy trình tốn kém và mất thời gian, vì thế luôn cần sự hiện diện của các công ty, tổ chức cố vấn hỗ trợ doanh nghiệp tiến hành quy trình này một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Như: Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý về IPO; gọi vốn và nhận vốn từ các nhà đầu tư đúng luật; duy trì quyền sở hữu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cái nhìn khác về kinh doanh.

     

    3. Lộ trình IPO cho doanh nghiệp SMEs

    Để có thể IPO thuận lợi và hiệu quả, doanh nghiệp cần nhìn nhận đúng tầm quan trọng của giai đoạn pre IPO với các công việc như kêu gọi các nhà đầu tư thiên thần (angel investor), xác định quỹ đầu tư tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và ngân hàng đầu tư. 

     

    Đối với các doanh nghiệp SMEs chưa được đào tạo chuyên sâu, rất dễ va vào nhiều lỗ hổng như pháp lý và chiến lược tài chính. Vì thế càng cần được đào tạo, tư vấn kỹ càng trước khi bước trên con đường IPO.

     

    Với các dịch vụ đào tạo và tư vấn chuyên sâu, Aura Capital giúp cho các doanh nghiệp xây dựng một lộ trình phát triển IPO đúng đắn từ khi chuẩn bị đến khi phát hành chứng khoán, xa hơn nữa là định hướng lộ trình phát triển dài hạn trong tương lai.

    Tham khảo thêm: hóa học “From idea to IPO” giúp doanh nghiệp định hướng rõ lộ trình phát triển trong tương lai.