Tái cấu trúc doanh nghiệp là một trong những bước đi quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp khi muốn tiến tới IPO. Để tái cấu trúc doanh nghiệp thành công, một chiến lược, kế hoạch chỉnh chu là yếu tố không thể thiếu. Qua bài viết này, Aura Capital muốn cung cấp thêm thông tin về tái cấu trúc doanh nghiệp và chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp pre - IPO để đạt được hiệu quả tốt nhất.
1. Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?
Tái cấu trúc doanh nghiệp là một khái niệm quen thuộc trong quá trình sáng lập và vận hành doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, tái cấu trúc là quá trình tổ chức và sắp xếp lại cấu trúc doanh nghiệp dựa trên nền tảng cũ, và đề ra mô hình cấu trúc mới nhằm mục đích thay đổi cách thức vận hành của các hoạt động đang diễn ra, khắc phục những yếu điểm nội tại để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp
Quá trình tái cấu trúc có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc chỉ triển khai cục bộ đối với một hoặc nhiều bộ phận như bộ phận kinh doanh, nhân sự, vận hành hay sản xuất... tùy theo tình hình thực tế của doanh nghiệp.
2. Tại sao phải tái cấu trúc doanh nghiệp?
Tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện nhằm mục đích chính là khắc phục những vấn đề tồn đọng trong quá trình vận hành, quản lý doanh nghiệp mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.
Đồng thời, tái cấu trúc một cách đúng đắn cũng sẽ giúp doanh nghiệp “refresh” để hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất kinh doanh, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Với những doanh nghiệp đang có ý định tiến tới IPO, tái cấu trúc là một bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu công khai với công chúng thành công. Tái cấu trúc cũng là bước đi bắt buộc cho các doanh nghiệp muốn thực hiện IPO vì doanh nghiệp phải chuyển đổi cơ chế vận hành từ cơ chế thị trường sang cơ chế vốn. Đây là quy trình phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và có tâm để giúp quá trình thực hiện IPO đạt hiệu quả tốt.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên thực hiện tái cấu trúc nếu có những nhu cầu sau:
- Mở rộng quy mô công ty, cần thêm nhiều nguồn lực giúp đỡ
- Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng thêm chi nhánh, văn phòng đại diện để có thể tăng sức ảnh hưởng ở nhiều khu vực trên cả nước, hoặc mở rộng ra thị trường quốc tế
- Mong muốn đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh
- Mong muốn phát triển thương hiệu, tạo dựng độ uy tín với khách hàng
3. Lưu ý khi tái cấu trúc doanh nghiệp để tiến tới IPO
Khi nào nên tái cấu trúc doanh nghiệp?
Tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình dài hơi và cần nhiều chi phí. Vậy nên, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau trước khi bước vào quá trình này:
Thời điểm nên tái cấu trúc doanh nghiệp:
- Khi công ty đang gặp khó khăn, việc quản lý không hiệu quả, việc kinh doanh trì trệ, nguồn nhân lực yếu kém, các bộ phận hoạt động rời rạc, không thống nhất.
- Khi doanh nghiệp có dự định mở rộng quy mô và phát triển thị trường, muốn tiến tới pre IPO hoặc IPO.
Cách chọn công ty tư vấn có tâm và có tầm:
- Đơn vị tư vấn được công nhận và có sức ảnh hưởng trên thị trường.
- Đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm “chinh chiến” trong lĩnh vực tư vấn IPO và quản trị doanh nghiệp.
- Đơn vị cung cấp được chiến lược tái cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, đúng trọng tâm và luôn theo dõi sát sao bên cạnh khách hàng trong suốt thời gian diễn ra quá trình từ xây dựng bộ máy từ đầu cho đến các vòng gọi vốn, gặp gỡ nhà đầu tư và đến lúc thực hiện IPO.
- Tư vấn viên cần nắm vững các kiến thức về cách thiết kế cũng như vận hành mô hình kinh doanh ở nhiều lĩnh vực. Có khả năng mở khóa giá trị doanh nghiệp bằng chính sản phẩm của doanh nghiệp, nhờ đó phát triển tối đa tiềm năng ý tưởng của DN, đồng thời đảm bảo lộ trình thoái vốn vẹn toàn cho nhà đầu tư.
4. Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp pre-IPO
Theo chia sẻ của ông Marcus Leng - Cố vấn chuyên môn IPO của Aura Capital thì một doanh nghiệp có cấu trúc hoạt động tốt, ban quản trị có tầm sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngược lại, với công ty không có ban quản trị, tỉ lệ những nhà đầu tư tiềm năng rót vốn sẽ thấp hơn. Điều này góp phần khẳng định vai trò quan trọng của việc tái cấu trúc doanh nghiệp trước thềm IPO.
Ông Marcus Leng - Cố vấn chuyên môn IPO của Aura Capital
Để có thể tái cấu trúc doanh nghiệp pre-IPO thành công, Aura Capital gửi tới khách hàng quy trình chiến lược tái cấu trúc được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, gồm 5 giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng doanh nghiệp
Ở giai đoạn này, chuyên gia của Aura Capital sẽ tiến hành khảo sát tình hình hoạt động của các bộ phận thuộc doanh nghiệp để đưa ra đánh giá xem vấn đề trì trệ nằm ở bộ phận, phòng ban nào để đưa ra mục tiêu và phạm vi cần tái cấu trúc cụ thể.
Giai đoạn 2: Lập bản kế hoạch và thiết kế chi tiết các bước tái cấu trúc doanh nghiệp
Nhờ vào những đánh giá, phân tích được từ giai đoạn 1, Aura Capital sẽ đề xuất bản kế hoạch tái cấu trúc chi tiết nhằm giải quyết những vấn đề, yếu điểm của doanh nghiệp để phù hợp với tiến trình IPO hoặc pre IPO trong tương lai.
Giai đoạn 3: Thực hiện chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp pre-IPO theo từng bước
Trong quá trình triển khai kế hoạch, doanh nghiệp sẽ luôn có sự đồng hành của Aura Capital nhằm đảm bảo kế hoạch diễn ra theo đúng tiến trình, xem có bước nào cần chỉnh sửa không, từ đó tư vấn và hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả đã đề ra đúng kế hoạch và thời hạn.
Giai đoạn 4: Vận hành toàn bộ hệ thống mới và đánh giá tổng quan
Sau một thời gian kể từ khi doanh nghiệp đi vào vận hành hệ thống mới, đội ngũ của Aura Capital sẽ đánh giá và phân tích lại tình hình một lần nữa để xem chiến lược có đạt được hiệu quả hay không, doanh nghiệp đã sẵn sàng tiến tới giai đoạn tiếp theo để thực hiện IPO hay chưa.
Với đội ngũ tư vấn giàu năng lực có kiến thức vững chắc về IPO và quản trị doanh nghiệp, Aura Capital tự hào là người bạn đồng hành mang đến chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp pre-IPO hiệu quả cho hàng trăm doanh nghiệp SMEs trên cả nước, giúp tối ưu hóa chi phí và đem lại thành công cho doanh nghiệp khi tiến tới IPO.