4 Yếu tố "mài giũa" nên viên kim cương mang tên Facebook

    4 Yếu tố "mài giũa" nên viên kim cương mang tên Facebook


    Ngày 10/07/2023 - 11h00

    Nhắc đến Facebook (hay còn gọi là Meta), đó là một viên kim cương long lanh và giá trị nhất. Tuy nhiên, 20 năm trước, chắc chắn rằng Facebook sẽ chỉ giống như viên kim cương thô.

    1) Viên kim cương mang tên Facebook

    Nói về những viên kim cương, kể cả những viên kim cương giá trị nhất, nó cũng phải trải qua hình hài của những viên kim cương thô ráp, xù xì. Và người mua kim cương, ban đầu họ cũng chỉ mua những viên kim cương thô ấy, họ không biết rằng giá trị thực sự của viên kim cương ấy như thế nào. Quá trình mài giũa và cắt gọt, viên kim cương trải qua đủ 64 mặt cắt nó mới long lanh và có giá trị.

    Facebook cũng giống những viên kim cương như vậy: 20 năm trước, bạn chẳng thể biết được Facebook sẽ có giá trị như thế nào. Những nhà đầu tư vẫn mua, vẫn đầu tư cho viên kim cương xù xì đó. Nếu bạn đầu tư 1000 đô la vào Facebook từ những ngày đầu, đến nay bạn sẽ có được bao nhiêu tiền, có lẽ đó là một con số khổng lồ.

    Facebook tựa như viên kim cương mà doanh nghiệp nào cũng khao khát có được

    Nhưng nhắc đến Facebook, bạn cần phải ghi nhớ hai cái bẫy mua bán để thấy rằng, Mark Zuckerberg là người khổng lồ trong thời đại số như thế nào.

    Cột mốc đầu tiên là vào năm 2006, khi đó Facebook vẫn chưa phát triển, trong khi Yahoo là một người khổng lồ trên mạng Internet. Và Yahoo đã đề nghị mua Facebook với giá 800 triệu đô la. Câu trả lời của Mark là KHÔNG.

    Cột mốc thứ hai là khi Mark thuyết phục Microsoft, một công ty khổng lồ về công nghệ máy tính chịu đầu tư 240 triệu đô la chỉ để lấy 1,6% của công ty.

    Tất cả đều đến từ những năng lực tuyệt vời của Mark; cũng là những năng lực cần thiết của tất cả những chủ doanh nghiệp có mục tiêu IPO. 

    >> Jimmy Choo - Thành công của thương hiệu đến từ đôi giày "Lọ Lem"

    2) 4 yếu tố “mài giũa" nên viên kim cương Facebook:

    Trí tuệ: Nói về Mark, có thể nhiều người nhớ tới việc anh ấy bỏ học đại học để kinh doanh. Nhưng là một người đã có thể vào Harvard, chắc chắn Mark không phải là người có trí tuệ thấp. Việc Mark bỏ học chỉ là vì anh ấy muốn tập trung phát triển Facebook và không muốn học những thứ cần thiết.

    Niềm tin: Nếu có một người mang đến 1 tỷ đô la để mua lại một ứng dụng đăng ảnh trên mạng xã hội vào 10 năm trước, liệu rằng bạn có bán không. Chắc chắn hơn 50% các bạn sẽ bán.

    Nhưng nếu vậy thì chúng ta sẽ không có một Facebook đỉnh cao như hiện nay. Kể cả khi Yahoo đề nghị mua lại Facebook, các nhà đầu tư và ban điều hành của công ty cũng muốn bán, nhưng Mark thì không.

    Mark Zuckerberg là người khổng lồ trong thời đại số

    Facebook sắp ra mắt News Feed, và nếu điều đó diễn ra tốt đẹp, Mark Zuckerberg tin rằng giá trị công ty cao hơn nhiều so với 1 tỷ đô la. Và kết quả, mọi người trên thế giới đã thấy điều tuyệt vời sau đó.

    Con người: Tại sao ở Facebook, và ở rất nhiều những công ty công nghệ khác, luôn có những con người xuất sắc và tận hiến. 

    Bí mật nằm ở chỉ số ESOP: Cổ phần cổ phiếu cho nhân viên. Tính đến nay, nhân viên của Facebook chiếm đến 30% cổ phần của công ty. 

    Và ở đó, họ không phải làm vì công ty nữa, mà họ còn làm vì chính bản thân mình. Mark không chỉ giúp mình giàu có, mà ở đó, anh ấy còn giúp hàng triệu nhân viên của mình giàu có.

    IPO: Đó thực sự là một thành công đầy cảm hứng. Sau 8 năm, Facebook đã IPO thành công với giá trị công ty đạt 104 tỷ đô, và Mark chiếm 24% giá trị công ty. Vào ngày Facebook IPO, họ huy động được 16 tỷ đô la..

    Chính vì điều đó, mọi người sẽ thấy rằng, đầu tư vào những viên kim cương như Facebook chính là đầu tư thành công nhất.