6 Cách thiết kế những mô hình kinh doanh hấp dẫn độc quyền

    6 Cách thiết kế những mô hình kinh doanh hấp dẫn độc quyền


    Ngày 22/02/2023 - 11h25

    Trong thị trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay, việc thiết kế một mô hình kinh doanh hấp dẫn trở thành một yếu tố quan trọng để nổi bật và thành công. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

    Trong bài viết này, Aura Capital sẽ các doanh nghiệp khám phá 6 cách thiết kế mô hình kinh doanh hấp dẫn, giúp xây dựng một cơ sở vững chắc để đạt được thành công.

    1. Sử dụng chuỗi giá trị

    Cách để doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị là dần dần thiết kế các lớp. KFC là ví dụ điển hình nhất về cách sử dụng mô hình kinh doanh chuỗi giá trị.

    KFC bắt đầu bằng việc cung cấp gà giống, sau đó người sản xuất sẽ liên tiếp phải sử dụng các dịch vụ tiếp theo là thức ăn, vắc xin, quy trình lấy thịt. Tuy nhiên, có một điều doanh nghiệp tuyệt đối phải chú ý: Lớp đầu tiên luôn phải có sản phẩm dẫn tốt, sau đó mới bắt đầu thực hiện các lớp khác.

    >> Mô hình kinh doanh thực tế của McDonald’s

    KFC là ví dụ điển hình nhất về cách sử dụng mô hình kinh doanh chuỗi giá trị.

    2. Ma trận thị trường (Market Matrix)

    Khi bước vào thị trường, doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng đi của mình theo ma trận thị trường. Dựa trên tính chất của sản phẩm và tính chất của thị trường là Cũ-Mới, doanh nghiệp có 4 lựa chọn để nhảy vào thị trường:

    Sản phẩm cũ - thị trường cũ

    Sản phẩm mới - thị trường cũ

    Sản phẩm cũ - thị trường mới

    Sản phẩm mới - thị trường mới

    Doanh nghiệp không nên chọn khu vực sản phẩm cũ, thị trường cũ vì ở đó đang có rất nhiều đối thủ đang hoạt động. Đó chính là thị trường đỏ nếu doanh nghiệp nhảy vào, là khu vực cực kì rủi ro.

    Doanh nghiệp không nên chọn sản phẩm mới, thị trường mới vì đây là sản phẩm của nhà tiên phong, họ muốn tìm kiếm những các thức mới mà chưa ai làm. Không có gì đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ phù hợp với thị trường mới đó, và đây cũng là khu vực rủi ro

    3. M & A: Mua bán sáp nhập 

    Cụm từ này khiến mọi người liên tưởng đến trò chơi cá lớn nuốt cá bé. Cứ ăn được nhiều cá bé là con cá lớn lại to hơn và bắt đầu nuốt được những con cá lớn hơn. Chúng có thể giống với những doanh nghiệp lớn: khi thị trường không đủ cho họ, ho bắt đầu đi tìm những doanh nghiệp nhỏ hơn và nuốt chửng. Câu chuyện này là cách đơn giản để bạn hiểu về việc mua bán, sáp nhập.

    Có 4 tầng mua bán sáp nhập:

    Cấp độ 1: Nhượng quyền thương hiệu

    Cấp độ 2: Liên doanh

    Cấp độ 3: Mua bán sáp nhập một phần

    Cấp độ 4: Mua bán sáp nhập toàn phần

    OYO là ví dụ điển về sự thành công của mô hình liên doanh hợp tác.Caption

    4. Cải tiến quy trình

    Cải tiến quy trình trong mô hình kinh doanh mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Điều đó giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả của quy trình, giảm thiểu lãng phí thời gian, công sức và tài nguyên. 

    Bằng cách tối ưu hóa và tái thiết kế quy trình, các hoạt động có thể được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó tăng cường năng suất làm việc và cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

    Lấy ví dụ về công ty lọc nước đã áp dụng cải tiến quy trình mà ở đó nước luôn được làm đầy. Họ áp dụng 4 luồng doanh thu:

    1. 70% đến từ bán nước, họ chỉ bán nước, không bán hệ thống.
    2. Trong quá trình lọc nước, hệ thống này cần enzyme, họ thành lập hệ thống bán enzyme cho các nhà má.
    3. Họ bán dịch vụ hút bùn cho các nhà máy.
    4. Bùn sau khi hút được kết hợp với enzyme sẽ cho ra phân vi sinh. Đây là nguồn cung ứng dồi dào cho nông nghiệp sạch tương lai.

    Với cách làm này, nước liên tục được tái sử dụng và họ liên tục có tiền từ việc bán đi bán lại nguồn nước đó. Cũng có thể áp dụng cách làm này với các công ty sản xuất điện, pin mặt trời, chỉ bán điện, không bán pin

    5. Tìm điểm chênh lệch thị trường

    Câu chuyện thành công của công ty China Construction chính là hình mẫu thành công tiêu biểu cho cách thức xây dựng mô hình này (họ tận dụng thị trường Singapore trước tiên thay vì Trung Quốc). Điều kiện để doanh nghiệp có thể sử dụng cách thức này là cần phải có một công ty đa quốc gia, có sự chênh lệch giữa các thị trường về nhu cầu, nhân công và lãi suất..

    6. Trở thành công ty xã hội

    Khi đã phát triển được những doanh nghiệp khổng lồ, công ty cần tạo cho mình một tầng doanh nghiệp xã hội. Bởi điều đó không chỉ tạo cho doanh nghiệp một giá trị thương hiệu nhân văn, mà còn tạo ra nhiều doanh thu hơn.

    Việc thiết kế mô hình kinh doanh là một quá trình đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt và khả năng thích ứng. Tuy nhiên,với những cách tiếp cận được đề cập ở trên, doanh nghiệp có thể xây dựng một mô hình chiến lược độc đáo và đạt được thành công trong thị trường ngày càng cạnh tranh.

    >> Các mô hình kinh doanh đang được áp dụng hiện nay và tương lai của chúng

    >> Business model canvas: Lộ trình tạo ra mô hình kinh doanh đột phá